Thứ Bảy, 14 tháng 1, 2017

Tự luyện cửu dương chân kinh - thanh y Hoàng Nguyệt - phần 2


Hình ảnh có liên quan
tiếp theo phần một thì ở phần hai này sẻ gồm những động tác dẫn khí tự nhiên tâm không cần động huyệt không cần nhớ huyệt vị ở các kinh còn lại , chỉ cần tập động tác ắc sẽ được khai thông bát mạch , các kinh còn lại được dựa theo động tác mà tự khai mở . Cần nhớ chút lưu ý sau :
Tâm phải khiến khí thu lại, nhập vào xương sống, hơi thở thông suốt, muốn đưa khí đến xương sống hai đùi phải hữu lực, hai bả vai mở rộng, khí hướng xuống dưới kéo theo khí vào sống lưng. Cần hít thở điều hòa, toàn thân đặt ở tinh thần không được dựa vào khí, dựa vào khí tất bị ngưng trệ, hữu khí vô lực, vô khí hữu lực.


Muốn học được Cửu Dương Thần Công phải có được sự thông đạt, cực kỳ kiên nhẫn và khả năng chịu đựng phải cao. Động tác thứ nhất :
hít vào nín thở toàn thân như có dòng khí chạy khắp người cứng cơ thể , thở ra bằng miệng thả lỏng người.
Động tác thứ 2 :
Động tác thứ 3 :
Động tác thứ 4 :
Động tác thứ 5 :
mỗi động tác tập 8 lần tương đương 8 nhịp hít vào thở ra . chúc bạn có được súc khỏe như ý .

Tự luyện cửu dương chân kinh - thanh y Hoàng Nguyệt - phần 1

Cửu Dương chân kinh không phải một bài võ công nên không có chiêu thức thuần túy võ học,muốn luyện thành công cửu dương chân kinh phải đả thông hai kinh mạch chính trước, nếu không sẽ chỉ là tích trữ Cửu Dương nội công mà không thể phát huy hết toàn bộ công lực .

Hai kinh chính là nhâm kinh và đốc kinh , sau đó vào luyện cửu dương chân kinh thì kỳ kinh bát mạch sẻ tự thông suốt .

Bát mạch kỳ kinh trong cơ thể người :

1. Đốc mạch tuần hành ở chính giữa cột sống , các mạch đều giao hội với đốc mạch.Vì thế đốc mạch có tác dụng thống soái các dương kinh, do đó cũng gọi là “dương kinh chi hải” (bể chứa các dương kinh).
Mạch chính của cửu dương chân kinh .

2. Nhâm mạch tuần hành ở chính giữa bụng, ba kinh âm ở chân đến giao hội với nhâm mạch ở vùng dưới rốn. Vì nhâm mạch có tác dụng tổng nhiệm âm kinh cho nên cũng gọi là “âm kinh chi hải” (bể chứa các âm kinh).
Mạch chính của cửu âm chân kinh .

3. Xung mạch bắt đầu từ trong ngực, đi ở hai bên cạnh bụng, trên kinh túc thiếu âm thận.

4. Đới mạch ở phía dưới sườn, đi vòng quanh người như một cái vòng gai, có tác dụng thúc các kinh đi đều.

5. Duy mạch có nghĩa là duy hệ (giữ mối liên lạc về một hệ). Dương duy mạch bắt đầu từ gót chân ra mắt cá ngoài gộp với túc thiếu dương đảm kinh đi lên liên hệ với các dương kinh; âm duy mạch bắt đầu từ cạnh trong bắp chân, theo túc thái âm tỳ kinh đi lên quan hệ với các âm kinh.

6. Kiểu mạch có nghĩa là mạch nhẹ nhõm và mạnh mẽ như cái cà kheo. Dương kiểu mạch bắt đầu từ cạnh ngoài gót chân song hành với túc thái dương kinh đi lên; âm kiểu mạch bắt đầu từ cạnh trong gót chân theo túc thiếu âm đi lên, cả 2 có tác dụng làm cho chi vận động được khoẻ (là sức giữ cho hai chân thẳng vững như hai cái cà kheo kẹp trong ngoài chân).

Nội công tâm pháp .
Ngồi thiền đó là cơ bản của nội công tâm pháp cửu dương kinh bước cơ bản để có khí dương công vận hành .
Về cơ bản mà nói, muốn luyện Cửu Dương Thần Công phải lấy khí trực tiếp , lực lấy vừa đủ không được dư, thân thể thoải mái, tinh thần thanh tĩnh, quên đi mọi thứ xung quanh, âm dương tương hỗ.

Muốn đã thông hai mạch chính nhâm đốc kinh thì phải ngồi thiền thu khí hoặc nhờ bậc cao nhân nội công thâm hậu truyền khí đã thông giúp mình.
Hầu như không ai chịu bỏ sức ra giúp mình đã thông đâu , với lại cao nhân chân khí thời bây giờ đếm trên đầu ngón tay cho nên cách tốt nhất vẫn tự mình đã thông vậy .
Muốn tự đã thông phải ngồi thiền lấy khí vũ trụ đi qua các huyệt đạo mà khai mở nó , tập thiền khoảng hai tuần là đã có thể thông mạch nhâm hai tháng thông mạch đốc .
cách thiền như sau :
Ngồi thẳng lưng chân xếp bằng chân trái trên chân phải dưới , ngồi nơi thoáng khí sạch sẻ , ngồi trên địa hình bằng phẳng không nhấp nhô gồ ghề .
hai tay để trên hai đùi .
Bắt đầu hít vào bằng mủi nín thở tập trung tưởng tượng có một luồn khí chạy qua các huyệt trên hai mạch đi từ ấn đường mạch nhâm kết thúc tại bách hội mạch đốc và xuống miệng thở ra , khi luồn khí chạy qua mỗi huyệt mình tưởng tượng như có cái gì chuyển động ở đó mà ta có cảm giác nhúc nhít tại đó , cứ như vậy hít thở đều hít vào nín thở khí chạy theo mạch kết thúc thở ra bằng miệng , lập đi lập lại mỗi ngày tập 30 phút .
Đó là cách tập thông mạch được hai tháng ta sẻ tập tụ khí đan điền và tích trử cửu dương công .
Lúc này ta không chạy qua hai mạch nữa mà hít vào phìn bụng dưới (nơi đan điền ) ra tí tích khí ở đan điền tưởng tượng dòng khí xoay tròn rồi tư từ thở ra bằng miệng bụng dưới nơi đan điền cũng sẹp xuống và cứ thế mà tập được hai tuần sẻ chuẩn sang tập phần tiếp theo của cửu dương kinh .

Nhớ là thời gian tập thiền là 21h đến 24h và 5h đến 7h .

Huê Lan quyền - Tổ Sư Phương Lan ( thanh y Hoàng Nguyệt )

Huê Lan quyền …


Kết quả hình ảnh cho đạo sĩ trên núi

Huê Lan quyền tương truyền do Phương Lan tổ sư Hoàng Cơ đạo sáng tạo ra , ông cùng sư muội của ông trong lúc tập luyện đã tạo ra bộ võ công này , sau khi lập phái ông đã dùng bộ công phu này làm căn bản cho hầu hết tất cả võ học bổn giáo . 

Muốn học được Huê Lan quyền thân tâm tịnh bình , nếu thân thể như nước tràn ly đổ gì vào cũng trào ra không đọng lại được , thân thể phải thực sự thanh tĩnh mới tiếp thu luyện tập được , tâm phải thực sự hư tịnh, tâm vô tạp niệm điều này rất quang trọng  .

Gốc luyện võ  Huê Lan quyền  là không giành phần thắng không giành không tranh ,trước tiên phải như vậy .
Phải nắm rỏ không dùng sức chọi sức có thắng vẫn không thật sự thắng vì ngoài việc làm đối thương bị thương ra thì vẫn làm mình bị thương chỉ là xem ai bị nặng hơn thôi , cho nên đạo của Huê Lan quyền  là chú trọng không tranh giành , nghĩa là không bỏ không đở , thứ nhất vô hiệu lực sức mạnh đối phương tận dụng sức địch sơ hở đó mà đánh , lấy sức mạnh của mình tấn công nhược điểm đối phương . Nếu không hiểu được thế nào là không bỏ không đở không tranh không giành cứ đánh là lao vô đối kháng tranh giành phần thắng thì sẻ không thấy được mạnh yếu của đối phương .

Muốn hiểu được không bỏ không đở như thế nào thì hãy tập với quả trứng , nhờ ai đó ném mạnh quả trứng vào mặt đứng cách nhau 3 mét bạn hãy bắt lấy quả trứng sao cho trứng không bể .
Mặc cho sức mạnh tấn công vận dụng 4 lượng đẩy nghìn cân ,anh hùng  tạo thời thế đừng để thời thế tạo anh hùng , bí quyết là hướng  quả trứng theo ý của mình dịch chuyển xoay tròn .
Vòng tròn tuyệt thế  bạn hãy tập như thế này để lĩnh hội được nguyên lý 4 lượng đẩy nghìn cân .
Bạn lấy một cộng lông tơ con gà để trong lòng bàn tay sau đó dùng hai bàn tay xoay tròn quanh cái lông ấy cho nó bay lơ lững trong vòng tròn đôi bàn tay của bạn như vậy là bạn đã học được Huê Lan quyền rồi.
Huê Lan quyền mỗi thế mỗi bước di chuyển xuất quyền đều uyển chuyển linh hoạt công thủ như một , trong cương có nhu không phải chắc trong nhu có cương không thẳng mà cong cũng không được . 
Huê Lan mềm nhưng chế cương  , cương nhưng không thẳng mà là tròn , vòng tròn là cái gốc của Huê Lan quyền , vạn vật trong thiên hạ cũng đều bao quát trong vòng tròn , quyền lộ quyền kình quyền lý của Huê Lan đều có quan hệ rất chặc chẻ với vòng tròn , đạo lớn vì thiện bao dung vạn vật dùng võ hợp đạo tu di võ học  cao thì cảnh giới võ học sẻ cao .
           
 Kết quả hình ảnh cho đạo sĩ trên núi

Huê Lan Quyền có tổng cộng 36 chiêu thức , trong khi xuất quyền vừa cứng vừa thẳng tay thì gọi là đỉnh , đỉnh rất dể bị đối phương bẻ gảy nếu tay quyền xuất ra cong quá thì gọi là đu sẻ bị khóng chế , bất đu bất đỉnh cương nhu đi đôi cương có nhu , nhu ẩn trong cương quyền xuất ra như mèo đi vượt thác lực xuất ra như rút tơ trong tằm lực phải nhanh như kéo cung phát lực phải như bắn cung , phải thả lỏng toàn thân để đạt lực cực đại .

Trong Huê Lan quyền có câu chí nhu mới có thể chí cương vì thế muốn đạt lực cực đai phải thả lỏng toàn thân ý tới lực đã đạt thì xuất quyền mạnh mẽ vô song .
Đối với võ học mà nói thì có không ít những kẻ tranh cường hiếu thắng , nếu hôm nay không đánh với người này thì ngày mai lại đấu với người kia thắng mới hả dạ , như vậy có ích gì học võ để tranh hùng có thắng đi chăng nữa thì cuối cùng chỉ còn lại bàn tay rớm máu , cả đời nghiệp chướng bao vây cho nên học võ phải hiểu được cái đạo lý này không tranh cường không chấp,  tâm vô tạp niệm thả lỏng trong ngoài ,  tâm lực hợp nhất thì mới đạt cảnh giới cao của võ đạo .

Quyền chưa đạt ý đã đạt , quyền không đạt ý cũng phải đạt , xuất quyền phát lực cũng dùng lực chứ không dùng sức , lực là do cơ bắp phát ra thông qua ý niệm phát ra muốn làm được thì tâm phải tịnh không nhớ tới sự tồn tại của bản thân mình , có thể nói :

Vật ngã duy nhất
Vật ngã tương vong 
Du nhập tứ chu  …

cho dù con cá con chim bay qua hay lội bên cạnh cũng không biết không cảm nhận sự tồn tại của nó .
Nếu ý loạn thì quyền loạn quyền loạn,  lực kiệt khi giao đấu tránh không nên rơi vào trạng thái này .
Trong Huê Lan quyền có nói dụng ý không dụng sức dùng sức của cơ thể của các cơ bắp là có hạn , dùng ý niệm dẫn dắc khí lực trong người khi  khí chạy khắp cơ thể , lực mà ta phát ra mới gọi là lực , kình tùy ý phát đạt tới cảnh giới đó mới gọi là dụng ý không dụng sức .

Người tu luyện Huê Lan quyền thực sực là người bình tỉnh tâm khí điều hòa có thể đạt tới định thân tịnh giới nghe được bốn phương tám hướng cảm giác tứ phía rỏ như lòng bàn tay cho nên khi giao đấu đông người họ đều biết được bước tấn công từ mọi hướng .
Tập luyện Huê Lan quyền bản thân nhanh nhẹn phản ứng như chớp giật , bình thì như núi động thì như gió cuộn biển dâng ẩn dật tiềm tàng có thể đoạt mạng trong chớp mắt chiêu thức khôn lường .
Đáng tiếc Huê Lan quyền chỉ được truyền lại cho trưởng môn...

…đáng tiếc 
  ...đáng tiếc …

Tổ Hoàng Phương Lan và lời răn ( Hoàng Nguyệt )

Những lời răn của Đức Tổ  Hoàng Cơ Phương Lan 

trích từ cuốn Bình lạc vi môn – Quyển hạ

Kết quả hình ảnh cho đạo sĩ trên núi


                   những lời răn cho đệ tử …..

- Có nghèo có khổ vẫn không quên bố thí 

- Có giàu có  sang vẫn không quên học đạo 

- Đừng vì bản thân ích kỷ bỏ mặt lẽ phải 

- Sinh cùng thời với Phật và gặp Phật là khó

- Không làm thân nô lệ cho sắc dục 

- Thấy tốt đẹp không được ham cầu 

- Thấy xấu không được chê trách 

- Bị sỉ nhục nhưng lòng không oán giận

- Có thế lực không được cậy uy quyền

- Đối cảnh tâm không lay động 

- Không ngừng học rộng, nghiên cứu nhiều 

- Không khinh khi người ít hiểu biết 

- Thực hành tâm bình đẳng chúng sanh 

- Phân biệt rõ chánh tà 

- Luôn hướng thiện tri thức 

- Học đạo, phải kiến tánh 

- Phải biết tùy duyên hóa độ 

Hoàng Cơ đạo và thầy Mười - vị chân tu ẩn sĩ ( thanh y Hoàng Nguyệt)

Đọc nhiều sách về Huyền thuật , về các tín ngưỡng tâm linh  , được cơ hội tiếp xúc nhiều cao nhân ẩn sĩ nhưng trong tôi cứ trăn trỡ mãi về một nhân vật khó hiểu: Đó là Hoàng Phong . Không biết tự bao giờ, hình ảnh về một con người tài hoa, cô độc đã ngấm sâu vào góc sâu nhất trong tâm hồn của tôi. Hoàng Phong là pháp danh của ông khi theo đạo Hoàng Cơ , còn tên thật của ông thì không ai biết chỉ nghe mọi người xung quanh hay gọi ông là ông Mười .

Ông là trưởng môn đời thứ 7 của Hoàng Cơ Đạo . Ông bái sư ở Bình Định sau năm 1970 ông vào đất Khánh Hòa sinh sống  , cùng thời của ông có những đạo khác cùng truyền bá giáo lý thu hút tín đồ như đạo cao đài , đạo champa liên hoa , đạo hòa hảo …. Vùng biển hòn khói vào những  năm đó là nơi thịnh đạo và không ít những chuyện ly kỳ diển ra cho tới bây giờ vẫn còn nhắc lại ….

Thời điểm giao thoa giửa chiến tranh và hoa bình vào giai đoạn này có rất nhiều người vì phải tự bảo vệ mình tư lợi riêng mà lập ra các băng hội các nhóm người , ngày thì ngủ đêm thì đi cướp trộm cắp …
Nổi cộm nhất là băng cướp ở cầu Bóng và nhóm anh em nhà Lê - Chẻo
lợi dụng chiến tranh hai băng nhóm này thu lượm súng đạn tập hợp những thành phần du thủ du thực luyện võ đi cướp bóc , chúng càng ngày càng cướp trắng trợn không ai dám chống lại , dân làm bao nhiêu  phần 
đều đóng nạp cho chúng 6 phần , ở cái thời bao cấp ấy thì dân rất khổ đi buôn cũng phải trốn tránh thế dụ nhà nước buôn bán không được bao nhiêu lại bị cướp , dân chài thì có bao cá tôm đều phải dâng cho chúng …. Cuộc sống đã khổ nay càng khổ hơn .

Hoàng Phong lúc bấy giờ đang truyền đạo ở đây vì thấy cảnh nhân sinh thống khổ mà ông đau lòng , ông quyết định một mình dẹp yên bọn cướp ,
chỉ trong một đêm ông tay không một tất sắt đi vào hang ổ bọn cướp Lê – Chẻo đánh cho chúng chạy tán loạn ,  tại Nha Trang cầu Bóng ông bắt sạch toàn bộ bọn cướp xóm Bóng  trả lại bình yên cho dân chúng .
Mặt dù ông không tiếc lộ danh tính khi truyền đạo nhưng trong đám cướp có kẻ biết ông , không ít kẻ van xin và ông tha cho , chúng sợ lắm khi ai đó nói lên thầy Mười là chúng cứ xanh mặt mà bỏ đi như bị ma đuổi .

Lại nói đến truyền đạo các đạo giáo hay tranh giành truyền bá giáo lý thu hút tín đồ mà dùng bùa chú để hại nhau , rồi có khi còn tập kích nhau đấu tranh vũ lực để xóa sổ đạo khác …
Ông cũng từng bị đạo khác phục kích đánh lén  nhưng họ đều thất bại , không ít lần ông đi giải thư yếm cho người dân , có người còn thấy ông xuất hồn đi vào nhà để chửa trị cho người nhà bị bệnh , đến bây giờ ông vẫn là bí ẩn một giai thoại …

Với tôi thì ông như một vị thánh sống , tôi có cơ hội gặp ông hai lần nhưng ông đều từ chối chấp nhận tôi làm đệ tử , ông chọn đồ đệ nhập môn rất khắc khe , cho tới bây giờ theo tôi biết thì chỉ có nhận 5 đệ tử là Hoàng Thiên , Hoàng Vân , Hoàng Liệt , Hoàng Vũ và Hoàng Trí .

Mỗi người đồ đệ với ông là một giai thoại riêng , quả thật là danh sư xuất cao đồ vậy . Ông người có vẻ ngoài rất đơn giản dân giả , mọi người thường thấy ông duới bộ dạng một người đội nón đeo túi vải nhỏ trên vai hay đi hái thuốc trong núi .

Bên ngoài không khác gì nông dân nhưng tiếp xúc thì ôn hòa nhã nhặn kiến thức rộng lớn và mênh mông như biển , đặc biệt ông rất giỏi võ công tôi cứ nghỉ ông là tủ sách võ di động ,tuy tôi không được ông nhận làm đồ đệ nhưng vì tôi có duyên với ông lần thứ hai tôi gặp , ông có chỉ cho tôi bộ thiết sa chưởng tuy bộ võ học này nhỏ bé không so được với các đệ tử của ông nhưng cũng đủ để tôi phòng thân và rèn luyện sức khỏe .
Tuy nhìn ông nông dân chất phát nhưng bên trong con người ông lãng mạn vô cùng ,cầm kỳ thi họa, kỳ môn độn giáp, môn nào ông cũng là đại tông sư. Thậm chí ngay trong võ học, ông cũng tự mình sáng tạo ra hầu hết những lộ võ công lợi hại như Nhiếp tâm quyền ,song kỳ kiếm … 
Khi chửa bệnh cho một bé bị tật ở chân , em bé ấy phải đi bằng nạn gổ  ông đã sáng tạo ra Địa Tảo Hoành Thoái , bộ cước pháp dành cho các bé bị tật ở chân khi tập luyện lộ thân pháp này, đôi chân tàn tật sẽ hồi phục dần dần và có thể đi lại được.Tài năng xuất chúng của ông  trong đủ mọi lĩnh vực tôi rất khâm phục ông, tôi chọn Hoàng cơ đạo là nơi dừng chân cuối cùng trong hành trình tầm đạo của mình vì ông Mười đã ám ảnh tôi cả 1 đời .....

Tự luyện độc môn Hàn Băng Chưởng ( thanh y Hoàng Nguyệt )

Một ngày nữa lại qua đi tôi lại nhòai người ra khỏi cái ổ xinh xinh của mình viết một chút về võ học để mọi người cùng trao đổi .


Một thời đam mê võ học bây giờ xem lại những bộ phim kiếm hiệp của trung quốc , mỗi khi xem tới phần đối chưởng cảm thấy rất hào hứng , như có gì đó trong máu cứ trào lên , vì độ cuồng võ công và cũng là do một phần các kỹ xảo đã làm quá lên những bộ võ công ấy , xem rất mãn nhãn , ví dụ như dịch cân kinh , tẩy tủy kinh , cửu âm chân kinh , niêm hoa chỉ , đại lực kim cang chưởng ……. Rất rất nhiều môn võ đã bị cường điệu hóa khi qua ống kính máy quay ,vì ngoài đời thực thì nó khác xa rất nhiều , cả lối đánh và cách luyện công , trong phim thì cứ tu luyện một năm là ra giang hồ đánh nhau như thần thánh còn thực tế thì một bộ võ công luyên 5 năm chưa chắc đã thông thạo huấn chi là xuất quỷ nhập thần , đúng là chỉ có phim mới thế ,nhưng khán giả rất thích ,tôi cũng thích .
Nó mờ ảo với người không biết võ , nó kích thích với người luyện võ như tôi vì xem phim mà tôi cố gắng luyện thành để được như Trương Tam Phong , Không kiến thần tăng hay là Đông Phương Bất Bại …..

Hôm nay mạn phép viết lên blog bộ võ công mà trong phim được gọi là Hàn Băng chưởng  , ngoài đời nó vẫn là tên đó nhưng khác xa so với phim ảnh , trong phim người dùng hàn băng chưởng  là Tả Lãnh Thiền , huyền minh nhị lão , Thanh vực bất vương  ….. tác giả kim dung đưa bộ chưởng pháp này vô truyện bằng lối luyện khá khó hiểu và mơ hồ .
Kim dung bắt nhân vật của mình luyện hàn băng chân khí đưa khí lạnh nhập vào kinh mạch khí phát kình xuất hàn âm dịch chuyển , cứ như thế  mà làm đối thủ bị thành băng đóng băng mà chết .
Như vậy , là không thể nào được , vì con người có nếu dẫn khí lạnh nhập vào người sẻ bị hạ thân nhiệt , làm nhiều lần sẽ dẫn đến bị thương hàn nhập lý mà chết , chắc rằng ông cũng ý thực được điều này nên ở bộ ỷ thiên đồ long ký có nói Thanh vực bất vương như vậy , bị nhiễm lạnh nên đi hút máu người cho mình nóng lên không bị hàn lạnh , ông tránh cái thương hàn nhập lý thì lại nâng lên cái vô lý khác là uống máu để chống hàn độc.

Hàn nhập huyết thì để phá đi cái hàn đó phải làm sao cho nó xuất ra chứ ai lại đi giải khát bằng đường uống , máu người càng không thể nào làm thân nhiệt tăng lên được ,đúng là chỉ nói khác nói quá lên .

Hình ảnh có liên quan
Hàn băng chưởng thực sự tôi được chứng kiến ngoài đời rất hay bộ pháp uyển chuyển xuất chưởng nhanh như nghìn tay vung ra bắt lấy hoa rơi .
Tôi được một vị cao nhân chỉ dạy cho bộ chưởng này  cách đây cũng khá lâu rồi , hàn băng chưởng có 12 chiêu thức thi triển , ở hàn băng chưởng cách luyện khí cũng khác không giống với cách luyện thông thường là tích khí Đan Điền mà hàn băng sẽ tích khí ở huyệt Cực Tuyền ( dưới nách ), theo đường tâm đoạn thu khí phát kình .
Dưới đây là khẩu quyết hàn băng luyện khí :
 Dụng tâm khả chủ
minh khí khả dụng
đoạn tâm dụng lộ tọa sơn hầu
ý thủ cực tuyền tam thiếu cường kinh
lãnh huyết thu lãnh
cực tuyền lãnh
tam thiếu cường kinh xuất đại kình .

Toàn bộ bí quyết là ở huyệt cực tuyền , để luyện hàn băng chưởng phải luyện vào giờ chí âm là 24h đến 2h , ngồi quay mặt hướng chính tây thu khí vào đi qua đản trung mà tới nhũ căn tích tại cực tuyền ,tập dẫn khí ra 3 huyệt tam thiếu trên cánh tay  khi khí dồn mạnh mẽ thì tập ngừng tim hạ nhịp tim thu khí lạnh vào tam thiếu sau đó tập phát kình .
Để tập phát kình  , trước tiên phải nắm rỏ 12 thế chiết thạch thủ đánh mạnh vào khối đá lạnh sao cho nó lún xuống đất 10 phân , đất càng bị lún xuống thì phát kình càng hiệu quả .

Hàn băng chưởng một mặt tăng cường sức khỏe và khí lực chủ yếu tập trung ở ngoại công với những phương thức co – duỗi gân cốt và kinh mạch kết hợp với hít thở. Những đồ hình trong Hàn băng chưởng  là những tư thế luyện tập các phương thức như vậy nhằm phát huy những khả năng tiềm ẩn ở huyệt đạo và kinh mạch con người, khiến cơ thể tráng kiện, công lực gia tăng, do vậy uy lực của nó rất mạnh mẽ.
Mặt khác  Hàn băng chưởng với phương pháp hít thở điều hòa tĩnh tâm, an thần, gia tăng nội lực và khí công của bản thân người luyện võ, hướng về nội công một cách có chiều sâu.

Hàn băng chưởng là môn võ công rất hữu dụng ,dùng để rèn luyện sức khỏe cũng được mà dùng để vô địch thiên hạ cũng được một chưởng khi đánh vào người như sắt lạnh nghìn cân đánh vào , trúng chổ nào thì máu huyết chỗ đó sẽ đông lại cô đặc ứ trệ mà thối rửa nếu không kịp thời chữa trị .
Võ công thiên hạ thì vô số , tôi chỉ có đôi lời như vậy không dám nói hết tránh sự hiếu kỳ tôi lại là người có tội .

Số phận thử thách chúng ta

Kết quả hình ảnh cho số phận

Hôm nay lại buồn đi dạo trên mạng , thấy có bài viết nói rằng :
nhà bần hàn khó xuất hiện quý tử


ý nói rằng trong xá hội chúng ta hiện nay thì những đứa trẻ có xuất thân nghèo khó , nếu muốn đứng trên người khác  ,muốn thành công , thì rất khó khắn . Bài viết đươc nhều  bạn trẻ nhận xét bàn luận .
Các bạn thấy câu nói trên có đúng không ?
Thử lấy tôi ra ví dụ . Tôi xuất thân từ một gia đình nghèo khó , nhà tôi cũng không phải bần hàn , nhưng  nhà tôi cũng không có cửa , bây giờ nghĩ lại tôi cũng không biết ban đầu bố mẹ tôi một đôi vợ chồng nông dân bình thường làm sao nuổi nổi chi em tôi , đưa chị em tôi từ nông thôn lên đại học rồi thạc sĩ , toi luôn thấy rằng mình rất may mắn , bố mẹ tôi chẳng được học hành gì nhiều , mẹ tôi ngay cả lớp một cũng chưa từng học qua , nhưng bà lại thấy rằng đi học là điều rất quang trọng ,dù có phải chịu thêm nhiều khổ cực cũng phải để cho hai chị em tôi được đi học tôi cũng luôn không đem mình so bì với những đứa trẻ giàu có nói xem giữa chúng tôi có gì không tương đồng , hay là có gì không bình đẳng , nhưng chúng ta buộc phải thừa nhận rằng , trên thế giới này có nhiều thứ rất nhiều thứ không bình đẳng . 
Bọn họ có rất nhiều điều kiện ưu việt , mà chúng tôi lại không hề có , bọn họ có rát nhiều thứ tiến tiến rát dể dàng , mà chúng tôi cũng không có ,nhưng chúng tôi cũng không thể oán trách ,cuộc đời mỗi người đều vô cùng khác nhau ,có những người sinh ra đã ngậm chìa khóa vàng ,có những người sinh ra cả cha mẹ cũng không có . Cuộc đời mỗi nguời vốn dĩ không thể so sánh , cuộc đời chúng   ta như thế nào , hoàm toàn phụ thuộc vào cảm nhận mỗi chúng ta .
Nếu bạn cả đời chỉ có sự oán trách thì cuộc đời bạn chỉ có sự trách móc .Cả đời bạn đều thấy cảm động thì cuộc đời bạn tràn đầy tình cảm …

Nước anh có một bộ phim phóng sự về bảy năm của cuộc đời , trong phim đã phỏng vấn 12 đứa trẻ , 7 tuoir đến từ mọi tầng lớp khác nhau cứ mỗi bảy năm lại quay phóng sự về những đứa trẻ ấy một lần , đến cuối bộ phim những đứa con nhà giàu thì vẫn là những người giàu có , những đứa trẻ con nhà nghèo vẫn là người nghèo . Nhưng trong số đó có một đứa nghèo tên là Nick  do sự phấn đấu bản thân nên cuối cùng trở thành một giáo sư đại học , có thể thấy rằng vận mệnh nằm trong tay chúng ta cũng có những con cá lọt lưới ; hơn nữa trong hiện thực cuộc sống, ví dụ ngược lại về con cái gia đình nghèo luôn có xuất phát điểm khó khăn , cho nên khi chúng ta găp phải thất bại chúng ta không thể đem nguyên nhân đều quy kết hết cho xuất thân , không thể oán trách bố mẹ vì sao bố mẹ không bằng bố mẹ người ta ,bởi vì gia đình không tốt chặt đứt đi mọi khả năng thành công của một người .
Trong cuộc sống khi gặp phải những khó khăn thử thách toi ay đi dạo trong thành phố đi một vòng nhìn mọi người rồi nhìn lại mình , ôi sao mình dơn thương  độc mã cô đơn chỉ có thể dựa vào mình chon ra một con đường .


Kết quả hình ảnh cho số phận

Đại đa số chúng ta đều không có xuất thân hào môn vận mệnh cho chúng ta xuất phát điểm thấp hơn người khác là muốn nói với bạn , để bạn dùng cả đời mình phấn đấu để tạo ra  một câu chuyện hoàn toàn trái ngược , một câu chuyện về sự độc lập và ước mơ , về sự dũng cảm và kiên nhẫn .
Nó không là câu chuyện cổ tích nước đến sông ắc thành dòng  , mà không  có chút gian lao vất vả nào , kẻ có chí sự ắc thành  phải theo đuổi đến cùng .
Nước Tần tuy lớn nhưng cuối cùng vẫn thua Sở , trời không phụ người có lòng , nếm mật nằm ia ba nghìn quân Việt nuốt chửng Ngô ….

Chúng ta hãy cố gắn sau sẻ hưởng thành quả  , đừng ngại khó khăn , thất bại mà đổ lỗi cho bất cứ điều gì rồi thua cuộc .

Tự tu luyện mật chú - mật tông

Hình ảnh có liên quan

- Hành-giả ngồi bán-già theo cách Hàng-ma tọa, lưng ngay thẳng.
- Tay kết "CHUẨN-ÐỀ độc-bộ ấn".
- Tụng thần-chú Phổ thanh-tịnh sau đây:

PHỔ THANH-TỊNH CHƠN-NGÔN:
(Thần-chú khiến cho thanh-tịnh)
AUM! SVABHÀVA SUDDHA, SARVA DHARMA, SVABHÀVA SUDDHA. HÙM.
AUM, RAM RAM RAM (7 hoặc 21 lần)
(Ðọc theo âm Việt-ngữ)
( Um, xoa phà va sút-đa, sạt va đạt ma, xoa phà va sút-đa. Hùm.  Um, rảm rảm rảm).
(Dặn 2 :
Ấn Chuẩn-Ðề độc bộ ấn.  Ấn nầy còn có tên khác nữa là "CHUẨN-ÐỀ BIỆT ẤN", muốn kết ấn nầy thì phải:
1. Cả hai bàn tay, dùng ngón CÁI nắm co đầu 3 ngón TRỎ, VÔ-DANH (tức là ngón áp út) VÀ ÚT.
 2. Hai tay hiệp nhau lại, hai ngón GIỮA dụm đầu vào nhau, dựng đứng.  
(Xem đồ hình ấn)



   Sau khi tụng chú xong, xả ấn ngay trên đảnh đầu.
 .....................................................................................................
HỘ-THÂN CHƠN-NGÔN:
(Thần-chú bảo-hộ thân)
AUM!  VAJRA AGNI PRA NÀMBIDHÁYA SVAHA.  AUM, SRAM SRAM SRAM
(7 hoặc 21 lần)
(Ðọc theo âm Việt-Ngữ):
(Um, va ji ra, a nghĩ ni, bờ-ra, nàm-bi đá-da, xóa-ha.  Um, xỉ rảm, xỉ rảm, xỉ rảm)
Dặn:
Khi tụng chú nầy, hành-giả phải kết ấn "BỊ-GIÁP HỘ-THÂN".
Sau đây là ẤN-QUYẾT (Cách bắt ấn):
Muốn kết ấn nầy thì phải:
1.  Hai ngón tay áp út và út nội-xoa (ngón tay co vào trong lòng bàn tay).
2.  Hữu áp tả (ngón tay mặt đè lên ngón tay trái).
3.  Hai ngón giữa chập vào sát nhau, dựng đứng.
4.  Hai ngón cái áp vào lóng giữa của hai ngón giữa.
 5.  Hai ngón trỏ cong lại như móc câu (cách hai ngón giữa 1 phân)

(Xem đồ hình ấn)


           Thần-chú trên đây được kết-hợp giữa thần-chú HỘ-THÂN trong "Nghi-thức THẬP BÁT-ÐẠO" và "MẠN-THÙ NHẤT-TỰ chơn-ngôn". 

Khi tụng chú nầy xong (từ 7 cho đến 21 biến) rồi liền xả ấn nơi đảnh-đầu.


...................................................................................
Kế đến hai tay nắm lại, kết "KIM-CANG QUYỀN ẤN"
Sau đây là ẤN-QUYẾT (Cách bắt ấn):
           1.  Ngón tay cái bấm vào gốc của ngón vô-danh (tức là ngón áp-út)
           2.  Hai bàn tay nắm chặt lại, là ấn thành. 
(Xem đồ hình ấn)



Kế đến đem ấn nầy in vào các nơi sau đây:
-  Giữa trán, hai bên màng-tang, yết-hầu, hai bên vai, giữa ngực (Chớn thủy), rún, hai bắp đùi (vế), hai đầu gối, sau thận môn (chỗ thắt lưng) xương gu sau cổ, trên đỉnh đầu (ngay xoáy tóc).

DẶN:
           (Trong khi để KIM-CANG QUYỀN ẤN in vào các chỗ vừ kể trên, cứ mỗi chỗ như vậy thì hành-giả phải miệng đọc lên 7 chữ "HÙM" liên-tiếp nhau - cho đến khi nào xả ấn mới thôi.
           Ðây là pháp thức "trấn-huyệt" không cho tà ma xâm-nhập vào trong nội thân của hành-giả - vì các chỗ vừa kể trên là những "cửa ngỏ quan-yếu" mà tà-ma ưa dùng đó để làm nơi độn nhập vào trong cơ-thể của mình) 
       
.................................................

"VÔ-LƯỢNG THỌ NHƯ-LAI ÐÀ RA-NI" sau đây:

Namo ratnatrayaya - Namo Arya.   Amitábàya.   Tat-thagatáya.   Arahati.   Samyaksambuđhàya.   Tadyatha !  Aum !   Amirti, Amirta nabàvé.   Amirtá sambàvé, Amirtá gabé, Amirtá suddhé, Amirtá sité, Amirtá vicalanté, Amirtá vicalantá gàmini.   Amirtá gàgana kiticali, Amirtá lodo visabhàti.   Sarvarithá sadhàni, Sarva macali.   Saksá yùcali.   Svaha.  
Aum Bhrum, Hùm.   (49 lần trở lên)

(Sau đây là phần phiên-âm (theo lối) Việt-ngữ cho các Phật-tử dễ-dàng đọc tụng hơn).

Nam-mô rát na tờ ra da da.  Nam-mô A ri da.  A mi tá bà da.  Tát tha ga tá da.  A ra ha ti.  Sam dắt sam bút đà da.  Tát da tha.  Um !  A mi ri ti.  A mi ri ta na bà vê.  A mi ri tá sam bà vê.  A mi ri tá ga bê.  A mi ri tá sút đê.  A mi ri tá sít-tê.  A mi ra tá vi ca lăn tê - A mi ri tá vi ca lăn tá gà mi-ni.  A mi ri tá gà ga na kít ti ca li.  A mi ri tá lô-đô vi sa phà li.  Sạt va ri thá sa đà ni.  Sạt va ma ca li.  Sa khắc sá du ca li.  Xóa ha.
 Um, Bờ rum.  Hùm.

           Khi tụng chú nầy, hành-giả nên kết ấn "VÔ-LƯỢNG LIÊN HOA".

(Và sau đây là phần ấn-quyết)

ẤN-QUYẾT (cách bắt ấn):



Vô lượng Liên Hoa Ấn
1.  Hai tay ngoại xoa.  (hai bàn tay chập vào nhau, các ngón của bàn tay mặt đều áp vào lưng của bàn tay trái - Các ngón của bàn tay trái đều áp vào lưng của bàn tay mặt).
2.  Hữu áp tả (các ngón tay mặt đè lên các ngón tay trái).
3.  Hai ngón giữa cong lại, dụm đầu vào như hình như cánh hoa sen.
Là ấn thành.