Thứ Bảy, 16 tháng 9, 2017

Luyện tiên đan

Đây là 1 bài luyện đan chụp vội đc trong bí thuật của phái mình  các bạn cần chuẩn bị các loại thảo mộc với lượng như trong hình rồi bỏ vào cối giã nhuyễn sau đó cho vào lò luyện đan đến khi nào thuốc bên trong dẻo quyện vào nhau có thể vo thành đan được thì xem như có thể sử dụng rồi đó... ngồi canh lửa cẩn thận vì quá trình để thành đan sẽ rât lâu...
Nói là luyện đan vậy cho hoa mỹ chứ thực ra tiên đan cũng chỉ là thuôc bổ.... có công dụng tốt với sức khỏe... kéo dài tuổi thọ và làm chậm quá trình lão hóa...
Chúc các bạn thành công!!!



Không có văn bản thay thế tự động nào.

Trận pháp

Trận pháp là hình thức dẫn động, điều khiển, phân bố, chuyển đổi các dạng năng lượng trong vùng trận pháp (thường được gọi là Pháp Giới hay Kết Giới). Trong phạm vi trận pháp bao phủ, chủ trận có thể làm thay đổi kết cấu của năng lượng trong phạm vi đó.
Pháp trận có thể nói là một bước tiến của tu chân giả trong việc nắm giữ và vận dụng thiên địa pháp tắc thông qua phú trận, phù văn, trận văn.

Kết quả hình ảnh cho trận pháp

* Phân Loại:
- Phân loại theo trận nhãn (mắt trận) : thường được phân loại theo các cách gọi: Nhất Thể, Lưỡng Nghi, Tam Tài, Tứ Tượng, Ngũ Hành, Lục Đạo, Thất Tinh, Bát Quái, Cửu Dương, Thập Hợp ,..... (một số bạn có thể có cách gọi khác hay hơn thì tùy, các bạn có thể chỉnh sửa bên dưới )
- Phân Loại theo công dụng :
+ Công Trận (Còn gọi là Sát Trận : Trận pháp tấn công).
+ Hộ Trận (Trận pháp bảo vệ).
+ Khốn Trận (Trận pháp giam giữ, vây khốn).
+ Huyễn Trận (Còn gọi Ảo Trận – Trận pháp tạo ảo giác).
+ Phong Ấn Trận (Trận pháp dùng để phong ấn).
+ Cấm Trận (Trận Pháp tạo cấm chế).
+ Truyền Tống Trận (Trận pháp dùng để dịch chuyển).
+ Triệu Hồi Trận ( Trận pháp dùng để triệu hồi (thường là linh thú)).
Theo mình hiểu là: bất kì một trận pháp nào cũng cần năng lượng để duy trì, vì trận pháp chỉ có tác dụng giúp ta thay đổi cấu trúc năng lượng chứ không tạo ra năng lượng, chính vì thế, ta thấy, khi bố trận, người ta thường dùng linh thạch làm nguồn cung cấp năng lượng cho trận pháp.( Linh thạch là do linh khí trong một điều kiện nhất định súc áp tạo thành các mỏ linh thạch. Người ta khai thác rồi sử dụng).
Ngoài ra, đôi khi chúng ta còn thấy thay vì dùng linh thạch, đôi khi anh "main" của chúng ta cũng dùng pháp khí, pháp bảo, đan dược, phù chú để thay thế khi bố trận. Nguyên nhân chính là vì các vật này đều là vật chứa năng lượng . Một số trận pháp cao cấp còn có thể căn cứ vào biến đổi của thiên địa vạn vật, dùng chính linh khí làm năng lượng cho chúng
(Nhưng cần phải có nguồn cung cấp ban đầu cho trận pháp hoạt động, rồi sau đó trận pháp mới chuyển hóa linh khí làm năng lượng sử dụng được)
----> Có thể nói trận pháp loại này còn hoạt động khi và chỉ khi nguồn linh khí xung quanh nó còn đủ để cung cấp cho nó.
(Xin giải thích về năng lượng chứa trong các vật dùng để bố trận này :
* Pháp khí, Pháp bảo : Hai thứ này có thể nói thực chất là một, nhưng khác nhau ở mức độ năng lượng. Chúng tạo ra là do người tu hành dùng các vật liệu chứa năng lượng dung hợp vào nhau, do điều kiện nhất định nào đó khiến cho các sản phẩm tạo ra có được nguồn năng lượng. Khi sử dụng người ta thường truyền năng lượng vào bên trong, giống như là lấy năng lượng của mình đổi lấy năng lượng bên trong. Vì khi các vật liệu này dung hợp sẽ tạo ra một nguồn năng lượng rất lớn nên việc truyền năng lượng vào thực chất chỉ dùng để kích thích phần năng lượng chứa bên trong pháp bảo mà thôi. Còn khi pháp khí hay pháp bảo vỡ ra (còn gọi là bị hủy đó), chính là lúc nguồn năng lượng bên trong giải phóng. Chẳng hạn, ta coi pháp khí là một cái bình chứa năng lượng, khi nó vỡ ra giống cái bình bị vỡ ra --> Năng lượng bên trong thoát ra ngoài ---> Pháp khí trở thành vật bình thường.
* Đan dược : Cũng tương tự như thế, các loại nguyên liệu luyện chế đan dược cũng có hàm chứa rất nhiều năng lượng, nên khi chúng kết hợp với nhau sẽ tạo thành một bình chứa năng lượng rất lớn. Người tu hành ăn vào, từ từ dùng linh lực hấp thu nguồn năng lượng chứa trong nó để tăng trưởng tu vi. Nhưng vì nguồn năng lượng bên trong các nguyên liệu là khác nhau và có thể nói là bất đồng nên luyện dược sư khi luyện dược luôn cần chú ý giữ cho nguồn năng lượng bên trong luôn ở trạng thái cân bằng. Đôi khi đan dược tự bạo cũng là một cách để nhân vật chính chạy trốn.
* Phù chú : Phù chú có thể coi như là một phong ấn trận. Nguyên nhân : Phù chú thường dùng để giam giữ một nguồn năng lượng bên trong một tờ giấy (Gọi là tờ giấy nhưng đôi khi nó được làm bằng da linh thú để có thể lưu giữ năng lượng lâu hơn và nhiều hơn ) dưới dạng nào đó . VD: Băng phù : Giữ năng lượng ở dạng các thù hình của băng như băng kiếm, băng trụ, băng vũ..... , hoặc Hỏa phù : Giữ năng lượng ở dạng lửa : Hỏa cầu, hỏa tiễn ......
Khi sử dụng cần dùng năng lượng đốt phù : Vì khi đó năng lượng chúng ta sử dụng làm bào mòn lớp trận pháp phong ấn năng lượng ----> Năng lượng được giải phóng.
Khi tôi nói đến đây chắc nhiều người sẽ nghĩ rằng nếu trận pháp phong ấn dễ dàng bị phá vỡ như thế thì nguồn năng lượng bên trong sẽ dễ dàng phá hủy rùi chui ra ngoài. Nhưng theo tôi thì do khi vẽ phù còn cần căn cứ vào thiên địa pháp tắc bên ngoài, điều đó giúp cho màng phong ấn giữ vững ở trạng thái cân bằng. Đốt phù khiến cho thiên địa pháp tắc và năng lượng tạo ra khi đốt phá vỡ thế cân bằng ---> Màng phong ấn bị hủy).
* Các nguyên lí của trận pháp :
- Trận Pháp được con người tạo thành do con người nắm vững được nguyên lí vận chuyển năng lượng trong thiên địa cũng như quy tắc hoạt động của chúng (Thiên Địa Pháp Tắc).
- Uy lực của pháp trận căn cứ vào nguồn năng lượng mà pháp trận tạo ra và có thể bị ảnh hưởng theo tu vi người chủ trận, các vật liệu chế tạo nên trận (người chủ trận tu vi càng cao thì khả năng nắm vững pháp tắc cũng như khả năng điều khiển năng lượng trong trận pháp càng lớn).
- Các loại trận pháp cao cấp đều được xây dựng từ các loại trận pháp cơ bản ( Đa số các loại thượng cổ kì trận hầu hết là sự kết hợp giữa các trận pháp cơ bản với nhau, dẫu biết rằng các loại trận pháp khác nhau khi kết hợp dễ tạo thành sự xung đột về năng lượng. Chính vì thế khi bày trận cần mắt trận và một một số trận cơ để việc điều khiển dễ dàng hơn, tránh việc xung đột năng lượng).
- Độ phức tạp của trận pháp cũng là một trong những biểu hiện đánh giá uy lực pháp trận đó

Ngũ độc giáo và tộc người Miêu Vân Nam

Sự ra đời của Ngũ Độc giáo
Để bảo vệ dân tộc mình, tộc trưởng người Miêu đã sáng lập ra một giáo đồ chuyên dùng độc với tên gọi: Ngũ tiên giáo độc thiên giáo (ý nghĩa: độc do trời ban), viết tắt là Ngũ Độc. 
Do địa hình của vùng Vân Nam là núi non hiểm trở, rừng cổ âm u, là nơi trú ngụ của vô số mãnh thú và độc trùng cùng hàng loạt kì môn dị thảo, chính vì vậy, người Miêu đã tận dụng lợi thế này để bảo vệ cho chính bản thân mình.
Khi bị đàn áp quá mức, phái Ngũ Độc sẽ lẻn vào nhà của kẻ thù, thả vô số trùng độc cho cắn đến chết mới thôi, vì sự tàn ác của họ nên người Trung Nguyên mới có phần e ngại bởi sự xuất hiện của giáo phái này.

Trong hình ảnh có thể có: một hoặc nhiều người, mọi người đang ngồi và trong nhà

1 số cách dùng độc người Vân Nam Trung Quốc mang lại
Tự thân mang độc, bắt các côn trùng ,sâu bọ, rắn ,rít ,cóc độc cho chúng vào một cái nồi, sau đó để chúng giết hại lẫn nhau và con nào còn sống lấy con đó ra luyện độc cho nó cắn vào người sau đó uống một loại thuốc riêng của họ và độc chỉ lan tỏa khắp người ngoài da , như vậy khi muốn hại ai họ chỉ cần chạm nhẹ trên mặt ly nước uống của người đó , uống ly nước ấy sẽ bị độc mà chết .
Hương thơm độc , loại độc được lấy từ 9 loại cỏ có độc đem tinh luyện thành phấn khi thoa trên mặt , những ai hít phải hương thơm ấy liền bất tỉnh nhân sự hôn mê miệt mài , môi thâm tím tái mắt thâm xanh nhạt , nếu không được điều trị sẽ chết.
Sử dụng mười hai loại tằm chôn tại các ngã tư, sau 7 ngày, lấy mười hai con tằm làm độc ,ngộ độc tằm vàng gây ra đau thắt bụng chảy máu đến chết.
Đem tro con tằm này rải trên đường đi ai đi chân đất đi lên bị ăn mòn mà chết .
công thức khác là lấy con rắn, rết, ve sầu, kiến, giun đất, cá mù lan, tóc hòa thành bột trong một chiếc hộp , khi có gió lớn mở chiếc hộp ra gió mang những hạt bụi đó đi đến đâu người nào hít phải sẽ bị ép tim mà chết

Bát Quái Chưởng

Bát Quái Chưởng còn gọi là Du thân bát quái chưởng, Bát quái liên hoàn chưởng, là loại quyền thuật chuyên về biến đổi chưởng pháp và di chuyển bộ pháp.
Do vận động có thể biến đổi ngang dọc, phân thành tám phương vị, tứ chính tứ ngung – tương tự với quái tự của bát quái đồ “Chu dịch” do đó gọi là Bát quái chưởng. Một số môn Bát Quái Chưởng có lão quyền phổ thường lấy quái lí để giải thích quyền lí, lấy tám quái vị đại biểu cơ bản tám chưởng.
Bát Quái Chưởng có 5 lưu phái có ảnh hưởng là: Duẫn phái, Lương phái, Trình phái, Trương phái. Bát Quái Chưởng là loại quyền được lưu truyền rộng rãi ở Trung quốc, là một trong ba môn Nội gia quyền, thể hiện lý âm dương chưởng, Đạo gia dưỡng sinh, kiện thân, phòng thân.
Nó lấy “bát đại trang pháp” là “chuyển chưởng công”, tập trung “Bát đại xuyến thủ” thành một thể, phối hợp với “Bát đại bộ”, bãi, khấu, thuận bộ pháp làm cơ sở, lấy nhiễu quyển tẩu chuyển làm cơ bản lộ tuyến vận động, lấy chưởng pháp làm trung tâm, trong chạy chuyển toàn thân nhất chí, bộ tựa hành vân lưu thủy, thân pháp yêu cầu: ninh chuyển, toàn phiên phối hợp hoàn chỉnh, tẩu như du long, phiên chuyển tự ưng.
Thủ pháp chủ yếu gồm: xuyên, sáp, phách, liêu, hoành, chàng, khấu, phiên, thác đẳng. Bát Quái Chưởng là môn quyền thuật bao hàm dưỡng sinh và kĩ kích (chiến đấu) thành một, hàm dưỡng đạo đức, do Đổng Hải Xuyên tiên sư đem võ công với nội công dung thành nhất thể, thu lượm sở trường của các phái, làm cho kình nghiệm thêm phong phú, sáng tạo thành phương pháp kỹ thuật độc đáo lấy chưởng chủ.
Bát Quái Chưởng lấy việc chạy theo hình xuyến và “tranh nê bộ, tiễn tử thối, ổn như tọa kiệu”, chuyển đổi khấu bài với tị chính đả tà … làm hình thức vận động, nó khác với các loại quyền thuật khác. Đồng thời với phương diện trị bệnh, nội công, kĩ kích và hàm dưỡng đạo đức, có hiệu quả rõ rệt. Đặc biệt với phương diện nội công và tu dưỡng đạo đức, biểu hiện càng xuất sắc.
Trong luyện tập chạy chuyển luyện được khí quán tứ sảo, đạt tứ chi bách hài, thông 2 mạch nhâm đốc, toàn thân thư thái, phiêu diêu – là một loại nội công động cao cấp.
Khởi nguyên của Bát quái chưởng
Căn cứ khảo chứng, Đồng Hải Xuyên đời Thanh, người tỉnh Hà Bắc, huyện Văn An ( ước 1797~1882) trong khi ngao du Giang Nam thì đạt được hướng dẫn phương pháp tu luyện của Đạo, kết hợp vũ thuật gia chỉnh lí mà thành.
Sau đó Đổng Hải Xuyên làm quyền sư tại vương phủ triều Thanh, từ đó Bát Quái Chưởng bắt đầu lưu truyền tại Bắc kinh, gần 100 năm sau lan rộng ra toàn quốc và truyền bá ra nước ngoài.

Hình ảnh có liên quan


Đặc điểm của Bát quái chưởng
Là thân tiệp bộ linh ﹐ tùy tẩu tùy biến ﹐ khi cùng đối phương giao thủ thì thân thể khởi phục ninh chuyển mẫn tiệp đa biến. Ngạn ngữ quyền nói rằng “Hình như du long ﹐ nhìn như viên (vượn) thủ ﹐ tọa như hổ ngồi, chuyển tự ưng lượn” .
Cơ bản công lấy thung bộ, hành bộ làm cơ sở. Thân hình yêu cầu đầu đỉnh, cổ thẳng, thẳng eo, xuôi mông, tùng vai, buông chỏ, thực bụng, thông ngực, hấp hông, nâng háng. Bộ pháp yêu cầu khởi lạc bình ổn, bãi khấu rõ ràng, hư thật phân minh, hành bộ như thang nê (lội bùn) ﹐ tiền hành như tọa kiệu ﹐ xuất cước yếu ma hĩnh ( lưỡng cước hõa quan tiết tương thiếp nhi quá ). Tẩu quyển thì nội cước trực tiến, ngoại cước nội khấu ﹐ lưỡng tất (gối) tương bão, không được mở háng, thân pháp chú trọng ninh ﹑ toàn
Bát quái chưởng chuyển, lật viên hoạt không trì trệ. Thủ hình có 2 loại “long trảo chưởng”, “ngưu thiệt chưởng lưỡng”. Thủ pháp chủ yếu có 16 pháp: thôi, thác, đái, lĩnh, bàn, lan, tiệt, khấu, tróc, nã, câu, đả, phong, bế, thiểm, triển. Yêu cầu năng tiến năng thối, năng hóa năng sinh, hư thật kết hợp, biến hóa vô cùng.
Mỗi chưởng phát xuất đều cần lấy eo làm trục, chu thân nhất thể, nội ngoại tương hợp, ngoại trọng thủ nhãn thân pháp bộ, nội tu tâm thần ý khí lực.
Động tác của Bát quái chưởng yêu cầu “thuận cảnh đề đính”, “tùng kiên thùy trửu”, “sướng hung thật phúc”, “lập yêu lưu đồn’, “súc khố hợp tất”, “thập chỉ trảo địa”. Bát quái chưởng dĩ “Cổn toản tranh khỏa, kì chính tương sinh, tẩu chuyển ninh phiên, thân tùy bộ tẩu, chưởng tùy thân biến, hành tẩu như long, hồi chuyển nhược hầu, hoán thế tự ưng, uy mãnh như hổ” ; dĩ khúc sát trực, dĩ động nhiễu tĩnh, dĩ tĩnh sát động vi tu luyện nguyên tắc.
Bát quái chưởng phân thành 3 bộ công phu: “Định giá tử”, “Hoạt giá tử” và”Biến giá tử”. “Định giá tử” là công phu cơ sở, yêu cầu mỗi chiêu mỗi thức đều cần qui củ, nên chậm, không nên nhanh, lấy cầu tư thế chính xác, thung bộ vững chắc, hành bộ bình ổn đạt tới thiết thực. “Nhập môn cửu yếu” , tức: tháp ( tháp yêu ), khấu ( hàm hung ), đề ( vĩ lư thượng đề, cốc đạo nội đề ), đỉnh ( đầu thượng đỉnh, thiệt thượng đính, thủ tiền đính ), khỏa ( khỏa tí ), tùng ( tùng kiên, trầm khí ), thùy ( thùy trửu ), súc ( khố căn, kiên oa nội súc )﹑ khởi.
Bát quái chưởng toản lạc phiên ( tí nội ngoại toàn ) và các yếu lĩnh khác, cần tránh “đỉnh hung, đề phúc, nỗ khí, chuyết lực“ ( gọi là 3 đại bệnh )﹐ “Hoạt giá tử” chủ yếu luyện tập động tác phối hợp, trong di chuyển biên hóa vận dụng thành thạo. “Biến giá tử” yêu cầu nội ngoại thống nhất, ý lĩnh thân tùy, biến hoán tự như, tùy ý xuyên sáp, không bị thứ tự quyền sáo hạn chế, đạt tới nhẹ như lông hồng, biến như chớp điện, vững như bàn thạch.
Yêu cầu công lý:
1. Tam hình tam thế: tam hình tức”Hành tẩu như long, động chuyển như hầu, hoán thế tự ưng” . Tam thế tức “Bộ như thang nê, tí như ninh thằng, chuyển như ma ma.
2. Tam không tam hợp: tam không tức: “Thủ tâm hàm không, cước tâm hàm không, hung tâm hàm không” . Tam hợp tức: “Ý dữ khí hợp, khí thượng lực hợp, lực dữ ý hợp” .
3. Tam viên tam đính: tam viên tức”Tích bối yếu viên, lưỡng bàng bão viên, hổ khẩu trương viên.” Tam đính tức”Thiệt đính ngạc, đầu đính thiên, chưởng đính tiền” .
4. Tam khỏa tam mẫn: tam khỏa tức”Khí yếu khỏa, kiên yếu khỏa, lưỡng trửu yếu khỏa” . Tam mẫn tức”Tâm yếu mẫn, nhãn yếu mẫn, chưởng yếu mẫn” .
Cửu luận
“Cửu luận”Thị: luận thân, luận kiên, luận tí, luận chỉ, luận thủ trửu, luận cổ luận túc, luận cốc đạo, luận thối.
1. Luận thân: đầu chính thân trực, hư linh đính kính, dĩ yêu vi trục, khóa vi tiên phong.
2. Luận kiên: kiên nghi tùng, tùng tắc kiên huyệt khai, khí quán toàn thân.
3. Luận tí: tiền tí viên tắc nội kính thân xuất, tự khúc phi khúc, tự trực phi trực, khúc như cung hình kì lực vô cùng.
4. Luận chỉ: thực chỉ câu mi, trung chỉ thượng chỉ, vô danh, tiểu chỉ tịnh long, đại chỉ vi khấu.
5. Luận thủ trửu: tiền thủ hướng ngoại thôi, hậu thủ hướng hạ trụy, tiền trửu đối chuẩn cước cân, hậu trửu đối chuẩn hậu cước tiêm.
6. Luận cổ: tiền cổ lĩnh lộ, hậu cổ tọa kính.
7. Luận túc: lí túc trực xuất, ngoại túc vi khấu, túc khấu yếu tiểu, túc bãi yếu đại, túc như tranh nê, bình khởi bình tẩu.
8. Luận cốc đạo: cổ đạo thượng đề khí thông đốc mạch, tiếp chí nhâm mạch, khí như đan điền, thử sở vị đề giang thật phúc.
9. Luận thối: thượng thối đái động khóa bộ, tiểu thối hậu tất đái động hõa bộ.
Ca nhật: thập yếu cửu luận lí yếu minh, sinh hoa biến hóa diệu vô cùng.
Nhược năng ngộ xuất thử trung diệu, chu thân hồn viên nhâm ý hành.
Nguyên tắc kĩ kích
Dĩ chưởng vi pháp, dĩ tẩu vi dụng, dung thích đả suất (vật) nã vi nhất thể, tuân theo tương sinh vô hữu cùng tẫn. Tị chính tựu tà, thuận thế thuận kình, hư thật mạc trắc, thoát thân hóa ảnh. Nhu tắc miên lí tàng châm, triêm niêm tùy hóa; cương tắc lãnh đạn băng tạc, tấn như thiểm điện kinh lôi.
Người luyện công Bát quái bắt đầu từ hành bộ, nội công làm cơ bản, chính hình, thông khí, hiểu kình, thuần thục kĩ pháp, hiểu rõ biến hóa. Lấy bát đại chưởng làm mẫu chưởng, diễn hóa thành các phong cách thực dụng chưởng pháp và sáo lộ. Bát quái chưởng có nhiều chủng loại khí giới, nhưng nổi tiếng nhất là Bát quái đao.
Bát quái chưởng không chỉ là một trong ba môn nội nội gia quyền trứ danh, lưu truyền khắp các địa phương trong nước, mà còn được luyện tập rộng rãi ở nhiều quốc gia.
Trình thức tổng quyết
Bát quái chưởng, tẩu vi tiên,
thu tức phóng, khứ tức hoàn,
biến chuyển hư thật bộ trung tham.
Tẩu như phong, trạm như đinh,
khấu bãi chuyển hoán bộ pháp thanh.
Yêu vi đạo, khí vi kì, nhãn quan lục lộ thủ túc tiên.
Hành như long, tọa như hổ,
động tự giang hà tĩnh như sơn.
Âm dương thủ, thượng hạ phiên,
trầm kiên trụy trửu khí quy đan.
Bão lục hợp, vật tán loạn,
khí biến thân khu đắc tự nhiên.
Khấu bãi bộ, tử tế bàn, chuyển hoán tiến thối tại yêu gian.
Cước đả thất, thủ đả tam, thủ cước tề tiến mạc trì hoãn.
Khố đả tẩu, kiên đả chàng, ủy thân tễ kháo ám đính tất.
Cao bất ách, đê bất lan, nghênh phong tiếp tiến tối vi tiên.
Sổ ngữ diệu quyết chưởng trung yếu,
bất dụng thuần công diệc uổng nhiên.

Cầu Cơ Tiên


Kết quả hình ảnh cho cầu cơ tiên

Chắc hẳn là các bạn đã từng nghe qua về thuật cầu cơ và có thể có bạn đã được chơi rồi. Và chủ yếu phổ biến nhất mọi người thường chơi là cầu cơ ma chứ rất ít ai cầu được cơ tiên, vì cơ tiên chỉ dành cho những ai học đạo có căn cơ mới cầu được. Có 1 điểm lưu ý đặc biệt là khi các bạn cầu cơ tiên, các bạn có thể đeo bùa trừ tà gọi tiên lên được nhé... còn cầu cơ ma đeo bùa trừ tà thì tà ma thấy sợ sẽ không dám đến gần và không gọi lên được.
Vào những năm xa xưa, các cụ nhà ta thường cầu cơ tiên để đối thơ và xin mấy bài thuốc nam trị bệnh. Khi cơ lên có thể là thánh nhân này, có thể là thánh nhân khác. Nói chung là vị thánh nhân nào nhàn hạ thì vào chơi với người phàm trần. Ví dụ cơ lên và giới thiệu như sau:
Hàn vi từ thuở mới lên ba,
Mặc sức cho đời đối với ta.
Tử tế lòng người là dối trá,
Tình yêu thượng đế mới bao la.
-Qua bài thơ giới thiệu ta có thể đoán được vị thánh nhân nào về rồi ( Hàn Mặc Tử). Có rất nhiều cụ ngày xưa thuộc dạng xuất khẩu thành thơ nhưng khi cầu cơ tiên đối thơ với họ thì cũng phải 4-5 cụ ngồi lại vắt óc mãi mới nghĩ ra được một câu, đối xong là cơ chạy ra câu khác liền, phải nói là thần thánh có khác.
-May mắn thay tôi biết được vài quy tắc quan trọng trong cầu Cơ Tiên, xin ghi lại để những ai đam mê cầu cơ tìm thuốc cứu nhân hay đàm thơ đối ẩm với thánh nhân và cũng để lưu lại hậu thế.
Quy Tắc:
1- Con cơ phải làm từ gỗ "Mít", cây mít này phải là cây mít tinh khiết không dính máu, tức là không có người, chim hay động vật nào tha mồi, tha xác chết lên cây ăn hay làm gì để cây dính máu gây bẩn.
2- Câu thiệu:
Trên tiên hớn trời yên mây tạnh
Chín tầng trời cõi thánh làng tiên
Mênh mông vũ trụ vô biên
Tinh thần nhật nguyệt cao huyền cổ kim
Nay đệ tử một lòng thành kính
Nén chư hương cung thỉnh chư thần
Vái van chính khí giáng trần
Soi đường trần tục yên phần nhân gian.

Nga My Phái

Núi Nga Mi nằm ở phía Tây Nam- Trung Quốc, thuộc tỉnh Tứ Xuyên. Dãy Nga Mi vốn có đỉnh núi đối nhau như đôi lông mày nên được đặt tên là Nga Mi. Núi chính có đỉnh Vạn Phật, cao 3099 mét so với mực nước biển. Dãy Nga Mi thẳng đứng cheo leo,khe hẹp lũng sâu, tùng xanh bách biếc , thác nước tung bay, xưa nay vẫn ca tụng:”Nga Mi thiên hạ tú”. Thế kỷ thứ hai, đời Đông Hán, bắt đầu xây dựng chùa chiền. Cả Đạo giáo và Phật giáo đều có ở đây. Sư sãi và đạo sĩ khi tham thiền, tĩnh tọa, niệm kinh lạy Phật xong lại múa thương, múa gậy, luyện tập đấm đá, dần dà hình thành nên võ thuật Nga Mi nổi tiếng thiên hạ. Võ thuật Nga Mi thâu tóm sở trường của Phật giáo lẫn Đạo giáo, vừa hấp thụ động công của Đạo gia lại vừa có cả cơ sở tu thiền của Phật gia, sáng tạo riêng ra một phương pháp luyện công đầy đủ cả động lẫn tĩnh. Phương pháp này cùng các lọai quyền thuật, khí giớ cùng kỹ thuật tán đả tổ hợp thành võ thuật phái Nga Mi.

Ve dep nhu tranh o nui Nga Mi, Vo Dang hinh anh 11

Theo như ghi chép trong “Nga Mi quyền phổ” thời Thanh thì quyền thuật Nga Mi là :
“Nhất thụ khai ngũ hoa,
Ngũ hoa bát diệp phù,
Giao giao Nga Mi nguyệt,
Quang huy mãn giang hồ”.
“Ngũ mai” ở đây là chỉ 5 đại chi phái của Nga Mi :
1) Hoàng Lăng Phái, nguyên được truyền từ tỉnh Thiểm Tây vào.
2) Điểm dị phái, được mang tên từ Điểm Dị động thuộc Bồi Lăng,thịnh hành tại vùng phía đông Tứ Xuyên.
3) Thanh Thành phái: được mang tên từ thắng cảnh Thanh Thành, thịnh hành tại vùng phía đông Tứ Xuyên.
4) Thiết Phật phái (còn gọi là Vân Đỉnh phái), thịnh hành tại vùng phía bắc Tứ Xuyên.
5) Thanh Ngưu phái: lấy tên từ núi Thanh Ngưu, thuộc phía đông Tứ Xuyên.
“Bát diệp” là nói đến 8 loại quyền thuật của Nga Mi, hay còn gọi là “Nga Mi Bát Đại Môn”, đó là:
1) Tăng môn: theo truyền thuyết là được mang tên từ một nhà sư Thiếu Lâm, còn gọi là “Thâm môn”. Đặc điểm là: xảo, diệu, linh(hoạt), động.
2) Khưu môn: Do Nhạc Phi truyền, đặc điểm trang thấp, thủ pháp thường khoát thành đường tròn.
3) Triệu môn: Tương truyền do Tống thái tổ Triệu Khoang Âm truyền, mang phong cách và quyền pháp của Trường quyền Thiếu Lâm (cũng do Triệu Khoang Âm truyền), do chủ yếu luyện Hồng quyền nên còn được gọi là “Hồng môn”.
4) Đỗ môn: Theo truyền thuyết được lấy tên từ trận đồ “Đỗ môn” của Gia Cát Lượng, cho rằng quyền pháp truyền cho Đõ Quan Ấn -Tự Nhiên Môn, đặc điểm là phong tỏa cẩn mật, thiên về phòng thủ.
5) Hồng môn: Tương truyền được lấy tên từ niên hiệu Hồng Võ - Minh Thái Tổ. Chủ yếu luyện, Đại, Tiểu Hồng Quyền, chú trọng cương kình.
6) Hóa môn: Còn gọi là ‘Tàm bế môn”, bao gồm 36 tuyệt kỹ bế thủ như tằm nhả tơ, liên tục không ngừng, đòn đánh chủ yếu là khóa tay đối thủ, không cho đối thủ thi triển thủ pháp.
7) Tự môn: Còn gọi là “Trí môn”, do thu thức thường thành hình chữ “Chi” hoặc chữ “Nhất” nên được mang tên là Tự môn, đặc điểm là cao trang trường thủ.
8) Hội môn: Còn gọi là “Tuệ môn”, lấy Thần quyền làm đại biểu, chú trọng đến quan sư mạc tượng, niệm chú, bề ngoài trông rất thần bí.
Trừ thương pháp và quyền pháp Nga Mi trứ danh ra còn có Nga Mi Hỏa Long Quyền, Nga Mi kiềm quyền, Hồng khâu, Lục Trửu đến Ngũ giác quyền, Phả Tử quyền (phả tử là người đi khập khiễng), Áp hình quyền (quyền con vịt - tượng hình quyền) v.v…
Hệ quyền Nga Mi về bộ hình chủ yếu có hư bộ, trường sơn bộ (thác bộ), bộ pháp chủ yếu có xà hình bộ hay chi tự bộ, tiễn bộ (tiễn là cắt) tức hoàn khiêu bộ (nhảy đổi), thỏ tử bộ (bước thỏ) tức chân trước bước thống nhất, chân sau chồm lên một bước, chân trước lại lên trước một bước, tức là loại bộ pháp ba bước như trên liền nhau, thoa bộ (bước thoi đưa), lưỡng tính bộ (bước hai chân ngang nhau) v.v…
Thân pháp yêu cầu lên xuống như làn sóng, như rắn bò, dùng thôn, thổ, phù, trầm, đằng, thiểm, toản v.v… (tức nuốt, nhả, nổi, chìm, lăng, né, chọc v.v…) để biểu hiện đặc điểm “quyền rắn luyện nhu”.
Phép đánh thì có điểm, bàn, quan, đề (điểm, xoay, đóng, nâng) bốn loại. Đặc điểm là động tác nhỏ biến hóa lớn, lấy nhu khắc cương, mượn sức dùng sức. Khi công phòng thì lấy cánh tay lăn áp tới sau quyền, thuận thế trước công vào, mượn sức phản kích. Phép đánh trí mạng có phép điểm huyệt, phép bẻ xương…
Bát quái chưởng
Đổng Hải Xuyên-Người sáng lập ra Bát Quái ChưởngBát Quái Chưởng là một trong những loại quyền thuật sử dụng các chiêu thuật công, phòng và phương pháp dẫn đạo dung hợp với bộ pháp di chuyển theo đường tròn. Tên gọi cũ của Bát Quái Chưởng là “chuyển chưởng” (Chưởng xoay), ngoài ra Bát Quái Chưởng còn mang tên là “ Bát quái chuyển chưởng” (chưởng xoay bát quái), “Du thân bát quái chưởng” (Bát quái chưởng đưa mình), “Nhu thân Bát quái chưởng” (Bát quái chưởng mềm thân), “Âm dương Bát quái chưởng”(Bát quái chưởng âm dương), “Bát quái liên hoàn chưởng” (Chưởng liên hoàn bát quái). Trên thực tế, bộ pháp của Bát quái chưởng chú trọng đến ngang dọc khác nhau, nối liền tám phương vị trong Bát quái. Bát quái tán thủ chú trọng đến nguyên tắc “tùy cơ ứng biến”, gặp thời cơ thì đánh, hợp với Chu Dịch “cứng mềm mài nhau, bát quái vẫy động”, nghĩa là luôn vận động, biến hóa không ngừng, do đó mới gọi là Bát Quái Chưởng.
Về nguồn gốc của Bát Quái Chưởng thì cũng có nhiều truyền thuyết khác nhau. Có thuyết cho rằng do đạo nhân Bích Vân, Thanh Vân ở núi Nga Mi (Tứ Xuyên) truyền dạy. Cũng có thuyết cho rằng tiền thân của Bát Quái Chưởng là “Âm dương bát quái chưởng” từng được lưu truyền tại vùng Giang Nam. Có người lại suy đoán từ “Lam di ngoại sử-Tỉnh biên ký” có ghi : “Gia Ngưỡng làm vua từ 1796-1821, có người ở Tế Ninh tỉnh Sơn Đông là Vương Tương dạy Mã Khắc Thiện quyền pháp” mà quyền đó là tiền thân của Bát Quái Chưởng. Căn cứ theo các kết quả khảo chứng vào cuối thời nhà Thanh thì kết luận một cách chính xác là: Bát Quái Chưởng do Đổng Hải Xuyên, người thành Châu Gia - Văn Anh, tỉnh Hà Bắc (TQ) sáng lập ra. Hệ quyền của Đổng Hải Xuyên cực giống thuật đạo dẫn chạy theo đường tròn của Đạo giáo kết hợp với phương pháp công phòng trong võ thuật, đồng thời dùng Dịch lý để làm lý luận cơ bản, đó là “lấy động làm gốc, lấy biến làm phép”.
Năm 1866, sau khi Đổng Hải Xuyên lập ra Bát Quái Chưởng, ông liên tục truyền dạy tại Bắc Kinh, Thiên Tân, Hà Bắc. Từ đó đến nay qua bao thế hệ, Bát Quái Chưởng không ngừng hoàn thiện và phát triển một cách nhanh chóng về lý luận kỹ thuật, phương pháp…
Đặc điểm vận động của Bát Quái Chưởng là thân nhanh bước linh, tùy bước tùy biến. Khi giao đấu thì nhô, cúi, vặn , xoay mau lẹ đa biến. Quyền phổ ghi là: “Hình như rồng lượn, nhìn như vượn dữ, ngồi như hổ phục, chuyển như ưng liệng”. Bát Quái Chưởng lấy trạm trang và bộ bước làm cơ bản công, lấy bước xoay chạy vòng tròn làm hình thức vận động cơ bản. Đường di chuyển của vết chân bước, xoay được chia ra theo hình cá Âm Dương, theo các phương vị Bát quái. Về thân pháp, yêu cầu vươn thân, cổ thẳng, đứng hông hạ mông, lỏng vai xuôi khuỷu, háng co, nâng bụng dưới…thân pháp coi trọng vặn, xoay , chuyển, lật tròn vòng, không ngắc ngứ, Bộ pháp đòi hỏi khi lên xuống phải vững vàng, khép mở rõ ràng, thực hư rành rọt. Khi bước vòng tròn, chân trong tiến thẳng, chân ngoài khép vào trong, hai gối hướng vào nhau, không mở hạ bộ. Về mặt thủ pháp, chủ yếu có đẩy, nâng, kéo, dẫn, dời, chặn, cắt, khép, bắt, tóm, móc , đánh, …yêu cầu là có thể tiến thoái, có thể hóa giải, kết hợp với hư thực mà biến hóa khôn cùng. Mục đích là dĩ tĩnh chế động, né thẳng đánh chéo khi giao đấu. Mỗi chưởng khi đánh ra đều phải dùng hông eo làm trục để xoay, toàn thân là một thể thống nhất, nội ngoại tương hợp, đó là ngoài thì chú trọng đến thủ, nhãn, thân và bộ pháp, trong thì luyện tâm, ý, khí, thần và lực.
Thường thì khi luyện Bát Quái Chưởng thì chia làm ba bước kung fu, đó là: định giá tử (luyện tập giá thức, tư thế), hoạt giá tử (vận dụng, kết hợp thủ pháp, bộ pháp, các tư thế lại với nhau) và biến hóa (tử).
Định giá tử là cơ bản, yêu cầu mỗi chiêu môi thức phải thật qui củ, quen chậm chứ không quen nhanh, cốt sao tư thế chính xác, bộ pháp kiên cố, bước đi vững vàng, thiết thực, đạt được chín yêu cầu ban đầu là:
- Tạ (xệ, xệ hông)
- Khấu (khép, khép ngực)
- Đế (nâng lên, nâng huyệt Vỹ lư, nâng trong Cốc đạo. Vỹ lư là huyệt nằm dưới thắt lưng, trên xương cùng, nơi tập trung nội lực. Cốc đạo là đường tiêu hóa kể từ hậu môn lên).
- Đỉnh (đẩy lên, hướng đầu lên)
- Khỏa (quấn tròn, cuộn tay)
- Tùng (thả lỏng, buông lỏng)
- Thùy (xuôi, xuôi khuỷu tay)
- Xúc (co, co khớp hang, bả vai)
- Khởi toản lạc phan, tuyệt đối không ưỡn ngực, phưỡn bụng
Hoạt giá tử chủ yếu luyện tập các động tác, phối hợp với các yếu lĩnh cơ bản kể trên trong khi di chuyển bộ pháp, biến hóa phương vị, cốt trở nên thành thạo, thuần thục.Các động tác khi di chuyển phải đạt yêu cầu nội ngoại thống nhất, ý dẫn thân tùy, biến đổi tự nhiên, sao để nhẹ như lông ngỗng, biến như chớp, vững như bàn thạch.
Nội dung cơ bản của Bát Quái Chưởng là Bát mẫu chưởng (tám chưởng mẹ), hay còn gọi là Lão bát chưởng, tuy vậy tùy từng nơi mà nội dung truyền dạy có sự khác biệt nhất định.Đó là lấy tám hình đại diện là Sư (sư tử), Lộc (hươu), Xà (rắn), Điêu (diều hâu), Long (rồng), Phụng (phượng), Hầu (khỉ), Hùng (gấu).Đồng thời dùng cả Song chàng chưởng (chưởng đâm bằng hai tay), Dao thân chưởng (chưởng lắc thân), Xuyên chưởng (chưởng xuyên), Khiêu chưởng (chưởng khều)….làm nội dung cơ bản của tám chưởng. Tuy vậy mỗi chưởng kể trên lại biến hóa ra nhiều chưởng pháp, theo kiểu cứ một chưởng lại sinh ra tám chưởng, tổng cộng 8x8 thành 64 chưởng.
Bát Quái Chưởng có đơn luyện , đối luyện và tán đả đấu lôi đài.Căn cứ theo quyền phổ cũ ghi lại thì hệ quyền của Bát Quái Chưởng thường có 18 đường La Hán thủ, 72 ám cước (đòn đá ngầm), 72 triệt thoái (chặt chân). Hệ thống binh khí của Bát Quái Chưởng gồm có : Tý ngọ uyên ương việt (búa uyên ương Tý Ngọ), Kê trảo âm dương nhuệ (vuốt chân gà âm dương), Phong hỏa luân (bánh xe gió lửa), Phán quan bút…là các loại song binh khí, ngắn và nhỏ, ngoài ra còn có các khí giới dài và nặng hơn là bát quái đao, bát quái thương, bát quái kiếm.
Hiện nay Bát Quái Chưởng chủ yếu được lưu truyền rộng rãi tại các tỉnh thành thuộc miền bắc Trung Quốc với hai hệ phái chính là Bát Quái Chưởng họ Trình (Trình thức Bát Quái Chưởng) và Bát Quái Chưởng họ Lương (Lương thức Bát Quái Chưởng).

Đừng tưởng...!!!


Hình ảnh có liên quan


Đừng tưởng cứ núi là cao.. Cứ sông là chảy, cứ ao là tù
Đừng tưởng cứ dưới là ngu.. Cứ trên là sáng cứ tu là hiền
Đừng tưởng cứ đẹp là tiên.. Cứ nhiều là được cứ tiền là xong
Đừng tưởng không nói là câm.. Không nghe là điếc không trông là mù.
Đừng tưởng cứ trọc là sư.. Cứ vâng là chịu cứ ừ là ngoan
Đừng tưởng có của đã sang.. Cứ im lặng tưởng là vàng nguyên cây
Đừng tưởng cứ uống là say.. Cứ chân là bước cứ tay là sờ
Đừng tưởng cứ đợi là chờ.. Cứ âm là nhạc cứ thơ là vần
Đừng tưởng cứ mới là tân.. Cứ hứa là chắc cứ ân là tình
Đừng tưởng cứ thấp là khinh.. Cứ chùa là tĩnh cứ đình là to
Đừng tưởng cứ quyết là nên.. Cứ mạnh là thắng cứ mềm là thua
Đừng tưởng cứ lớn là khôn… Cứ bé là dại, cứ hôn… là chồng
Đừng tưởng giàu hết cô đơn.. Cao sang hết ốm, tham gian hết nghèo
Đừng tưởng cứ gió là mưa.. Bao nhiêu khô khát trong trưa nắng hè
Đừng tưởng cứ hạ là ve.. Sân trường vắng quá ai khe khẽ buồn…
Đừng tưởng thu lá sẽ tuôn.. Bao nhiêu khao khát con đường tình yêu.
Đừng tưởng cứ thích là yêu.. Nhiều khi nhầm tưởng bao điều chẳng hay
Đừng tưởng vua là anh minh.. Nhiều thằng khốn nạn, dân tình lầm than.
Đừng tưởng đời mãi êm đềm.. Nhiều khi dậy sóng, khó kềm bản thân.
Đừng tưởng cười nói ân cần.. Nhiều khi hiểm độc, dần người tan xương.
Đừng tưởng trong lưỡi có đường.. Nói lời ngon ngọt mười phương chết người
Đừng tưởng cứ chọc là cười.. Nhiều khi nói móc biết cười làm sao
Đừng tưởng khó nhọc gian lao.. Vượt qua thử thách tự hào lắm thay
Đừng tưởng cứ giỏi là hay.. Nhiều khi thất bại đắng cay muôn phần
Đừng tưởng nắng gió êm đềm.. Là đời tươi sáng hóa ra đường cùng
Đừng tưởng góp sức là chung.. Chỉ là lợi dụng lòng tin của người
Đừng tưởng cứ tiến là lên.. Cứ lui là xuống, cứ yên là nằm
Đừng tưởng rằm sẽ có trăng.. Trời giăng mây xám mà lên đỉnh đầu
Đừng tưởng cứ khóc là sầu.. Nhiều khi nhỏ lệ mà vui trong lòng
Đừng tưởng cứ nghèo là hèn.. Cứ sang là trọng, cứ tiền là xong.
Đừng tưởng quan chức là rồng
Đừng tưởng dân chúng là không biết gì.
– ☆☆☆☆☆ –
Đời người lúc thịnh, lúc suy
Lúc khỏe, lúc yếu, lúc đi, lúc dừng.
Bên nhau chua ngọt đã từng
Gừng cay, muối mặn, xin đừng quên nhau.
Ở đời nhân nghĩa làm đầu
Thủy chung sau trước, tình sâu, nghĩa bền.
Ai ơi nhớ lấy đừng quên…!

Sát quyền Hoàng Môn ( Hoàng Cơ Giáo )

Môn võ bí hiểm tàn độc
“ Sát Quyền”


Việt Nam là một đất nước lớn lên trong chiến tranh , trưởng thành qua các cuộc chiến chống quân ngoại xâm , có bề dày chiến đấu đáng nể , vì thế người Việt tạo ra vô số các kỹ năng chiến đấu, các hệ thống tập luyện tạo ra nhiều môn võ khác nhau đạt mục đích hạ sát đối phương .
Nhiều môn võ bị thất truyền , có môn còn truyền lại đến nay …. Điểm qua các môn võ học có tính thực chiến và tàn độc nhất cho tới nay thì duy nhất chỉ có Sát Quyền hội tụ sát khí nhiều nhất , môn võ giết người không nhằm tự vệ .
Nguồn gốc về sự ra đời của sát quyền vẫn còn là đề tài gây tranh cãi vì ít ai được tiếp xúc và biết đến nó , bởi lẽ mang tính chất nguy hiểm nên môn võ được truyền lại cho rất ít người .
Sát quyền là môn võ có các kỹ thuật chuyên dùng để tấn công và có thể khuất phục sức mạnh của đối phương một cách nhanh nhất .
Trên thực tế, đây không phải là một môn võ riêng lẻ mà nó là tổng hợp các kỹ năng đỉnh cao của nhiều môn phái võ thuật cổ truyền của người Việt .

Trong hình ảnh có thể có: một hoặc nhiều người và văn bản

Ban đầu, Sát quyền xuất nguồn từ các binh lính chuyên dùng tay không chống cự lại đối thủ có võ trang hay không võ trang.
Qua rất nhiều tình huống thực tế, nhận thấy rằng phương pháp đấm đá của các bộ môn võ khác không có hiệu nghiệm khi chống lại địch thủ mặc áo giáp.
Từ đó họ sáng tạo ra phương pháp dùng công phá, đè, siết , khóa tay, khóa chân, bẻ khớp, điểm huyệt… để kháng cự địch thủ một cách hiệu quả nhất.
Những phương pháp này nói chung là dựa trên lý thuyết dùng sức tấn công của đối phương để kiềm chế địch thủ bẻ gãy các khớp , sử dụng tốc độ và nội lực làm đức gân mạch đối phương .
Do tính chất nguy hiểm và tàn bạo của nó mà ngày nay, môn võ này rất ít được lưu truyền và bị coi là một môn võ rất tàn độc.
Sát quyền bao gồm một số tuyệt kỹ có sức sát thương vô cùng lớn. Đỉnh cao chính là kỹ thuật đánh vào các quan tiết, cầm nã thủ và điểm huyệt.
Mục tiêu chính là các khớp xương, có vai trò cực kỳ quan trọng với cơ thể. Chỉ cần một đòn duy nhất khi tấn công vào bộ phận này, cũng đủ giúp đối phương tàn phế suốt đời.
Thông thường, các động tác thường là vặn, bẻ những khớp xương yếu nhất trong thân người.
Vì vậy, một thiếu nữ yếu đuối cũng có thể chế ngự được một lực sĩ hay một tên lưu manh cường bạo, nếu thiếu nữ biết cách vận dụng các kỹ năng một cách chính xác và tinh diệu.
Chỉ một động tác trong nháy mắt, có thể dễ dàng khiến cho đối phương tê bại, bất tỉnh nhân sự thậm chí là mất mạng.
Thậm chí các cao thủ còn có thể điểm vào những tử huyệt ở cả bàn tay, bàn chân của đối thủ để đoạt mạng ngay lập tức. Đây là ngón đòn cực dị mà các phái võ khác không thể làm nổi.
Trên thực tế, nhiều nhà nghiên cứu võ thuật đã khẳng định rằng thuật điểm huyệt không chỉ Sát quyền mới có mà còn bắt gặp ở rất nhiều môn võ của Trung Hoa và một số nước ở châu Á. Tuy nhiên thuật điểm điểm huyệt của sát quyền vẫn được đánh giá là lợi hại bậc nhất.
Nhìn chung, các đòn thế của môn này thường rất hiểm ác, những đòn tấn công hoặc phản công quyết nhắm đến việc giết địch thủ trong nháy mắt, hoặc làm gãy tay, gãy chân, mù mắt, á khẩu, tê liệt hoặc tàn phế suốt đời…
Và tất nhiên, nếu không may dính phải một đòn trong số này thì sẽ là quá khó để có thể chống đỡ.
Hiện tại môn sát quyền được lưu truyền trong hệ phái Hoàng Cơ và ít khi được sử dụng, biểu diễn .

Duyên và số

Một trong những cây trụ khổng lồ chống đỡ toà lâu đài minh triết Phật giáo là giáo lý Duyên Khởi.
Triết học Phật giáo chia ra thành nhiều loại duyên khởi như : Nghiệp cảm duyên khởi, A lại da duyên khởi, Chân như duyên khởi và Pháp giới Duyên khởi.
Nhưng dù có phân chia như thế nào đi nữa, thì kinh điển chỉ vẫn muốn nhấn mạnh một điều : tất cả các pháp, nghĩa là mọi sự kiện và mọi vật trên đời, không thể tồn tại độc lập, mà đều tương hỗ lẫn nhau trong chu trình sinh diệt nối tiếp không ngừng nghỉ. Thế giới và cõi đời - khi được nhìn qua lý Duyên khởi - như kết nối đan xen vào nhau trong mạng lưới chằng chịt vô tận.
Và từ đó, mọi việc ngẫu nhiên hay tất yếu thường được lý giải bằng hai chữ cơ duyên. Những khắc khoải tìm hiểu căn do của sự việc đã được hai chữ đó đặt một dấu chấm hết, vô cùng nhẹ nhàng và gọn ghẽ!

Trong hình ảnh có thể có: một hoặc nhiều người và bầu trời

Người phương Ðông cho rằng sự can thiệp quá mức của lý trí vào mọi công việc thường chỉ dẫn đến kết quả ngoài mong muốn, như ý một bài cổ thi :
“Hữu ý tài hoa hoa bất phát, vô tâm tháp liễu liễu thành âm” (Cố ý trồng hoa hoa chẳng nở, Vô tình cắm liễu liễu xanh um).
Lối sống của người phương Ðông vẫn luôn đề cao sự hồn nhiên vô tâm, và cuộc sống vô tư như con trẻ. Họ muốn được như viên ngọc thô chưa đẽo gọt. Việc đến không ngăn, việc đi không cản. Cứ ung dung mà sống với tự nhiên, với cõi đời, không tham vọng cưỡng cầu. Vì nếu không có cơ duyên, thì mọi mưu toan cưỡng cầu thường chỉ phí công vô ích. Mà khi con người nhận ra chân lý đó, thì lắm khi đã đối diện với cảnh ngộ dở khóc dở cười.
Theo lý mà nói, kiến thức thường là chướng ngại ngăn cản con đường đi vào tâm đạo, mà Phật giáo gọi là “Sở tri chướng”. Cái thế giới tưởng chừng tầm thường quanh ta vẫn luôn ngập tràn những điều huyền mật, với “bình thường tâm thị đạo”của Thiền tông. Nhưng bi kịch lại khởi đầu khi lý trí con người luôn muốn quan trọng hóa mọi việc, và thường miễn cưỡng chấp nhận những điều dung dị bình thường. Sự thông minh đầy mưu mẹo của lý trí luôn muốn đánh bạt đi tiếng gọi lay lắt và đằm thắm của lương tri.
Mà trong khi chính tiếng gọi của lương tri mới thường vạch ra con đường đi đích thực cho chúng ta, những khi ta lạc vào những nghịch cảnh éo le trong Mê Cung của cuộc sống. Hai chữ cơ duyên rất mực nhiệm màu vẫn thắng hai chữ cơ tâm đầy trí xảo.
Bởi vậy, đừng để đến khi đầu bạc trắng, sức cùng lực kiệt, mới chợt giật mình hiểu ra rằng mình đã lạc lõng trong thế giới của cơ tâm! Cũng như nhiều người đọc kinh Phật suốt cả đời, hoặc đắm chìm trong muôn vạn cảnh đời dâu bể, cũng chỉ để ngộ ra được ý nghĩa thâm huyền của chữ “duyên”.
Tâm cơ phí uổng một đời, thần công vách đá chờ người hữu duyên, dễ gì nhân định thắng thiên!
Chẳng vậy mà ngạn ngữ có câu: "Mưu sự tại nhân thành sự tại thiên" hay " Duyên phận mạc cưỡng cầu"

Lịch sử về đạo thuật Hắc liên hoa

Kết quả hình ảnh cho cô gái chăm pa

Cũng như Hoàng Cơ Chân Giáo, Hắc liên hoa là một môn phái ẩn chứa rất nhiều bí thuật. Về nguồn gốc xuất xứ, Hắc liên hoa bắt nguồn từ đất nước Chăm pa , từ nền văn hóa đã chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ và Java .
Về đất nước , là một quốc gia cổ từng tồn tại độc lập liên tục qua các thời kỳ từ năm 192 đến năm 1832. Cương vực của Chăm Pa lúc mở rộng nhất trải dài từ dãy núi Hoành Sơn, Quảng Bình ở phía Bắc cho đến Bình Thuận ở phía Nam và từ biển Đông cho đến tận miền núi phía Tây của nước Lào ngày nay.
Chăm Pa hưng thịnh nhất vào thế kỷ thứ 9 - 10 và sau đó dần dần suy yếu dưới sức ép của các vương triều Đại Việt từ phía Bắc cùng với đó là các cuộc chiến tranh với Đế quốc Khmer. Năm 1471, Chăm Pa chịu thất bại nặng nề trước Đại Việt và bị mất phần lớn lãnh thổ phía bắc vào Đại Việt. Phần lãnh thổ còn lại của Chăm Pa bị chia nhỏ thành các tiểu quốc, và tiếp tục sau đó dần dần bị các chúa Nguyễn thôn tính. Cho đến năm 1832, toàn bộ vương quốc chính thức bị sáp nhập vào Việt Nam dưới triều vua Minh Mạng.
Chăm pa được nhập vào việt nam nhưng nền văn hóa ấy vẫn tồn tại mà không bị mất đi hay bị xóa bỏ , Đạo giáo hắc liên hoa là một lối đi cho huyền thuật của người chăm , có thể nói hắc liên hoa chứa đựng tất cả tinh hoa của người chăm , những giáo lý, quan niệm sống và những phép thuật huyền bí cổ ngữ .

Kết quả hình ảnh cho hoa sen đen

Hắc liên hoa tôn thờ bông hoa sen màu đen trên tay vị thánh mẫu ponaga hay cầm . Bông hoa sen ấy chứa đầy quyền năng và màu nhiệm
Quan niệm của hắc liên hoa là không làm theo những thành tựu của các đạo xưa nay mà chỉ nên truy tìm điều họ đã muốn đi tìm, sự vĩnh hằng và tâm hồn trung chính.
Giữa hai chiều không gian và thời gian, con người từ khi đến với cõi thế này đã phải chấp nhận sự hữu hạn của năm tháng, do vậy mà luôn ước ao tìm đến cõi vĩnh hằng. Những quyền năng của hắc liên hoa có thể phá vỡ đi sự câu thúc của chiều còn lại trong vũ trụ (thời gian) để tìm ra cho được sự rộng mở, khai phóng không gian tồn tại của bản thể .
* Đôi lời chia sẻ: theo như mình được biết thì hắc liên hoa có 1 bí thuật rất mạnh mẽ là luyện bông hoa sen màu đen được treo trên một bức tranh cho đến khi bông hoa đó nhập vào người.... phép thuật này nếu tâm chứa tà thì nguy hại vô cùng... tổ phái mình từng đấu phép vs 1ng học thuật này... mình chỉ nge kể là tổ gọi nhật nguyệt hỗ trợ, thì luc này có hiện tg nguyệt thực xảy ra phá phép ng đó...các bạn có ai ở xã Ninh Thủy - Ninh Hòa có thể đi hỏi các cụ lão làng chăc sẽ biết chuyện xưa kia có một ng phụ nữ trong làng luyện bí thuật này và kêu gọi rât nhiều ma da (ma nước) lên để hại dân.. và còn sử dụng loại "cấm thuật" khiến người chết sống lại để mê mị dân làng, trc mặt tỏ ra là người tốt..nhg sau lưng nham hiểm hãm hại bao người rồi vu oan người vô tội.. chuyện kể ra thì rât dài..sau này bị tố giac fat hiện ra tât cả hành vi thì cũng là luc người này tàn đời... đj đâu ai cũng ruồng bỏ , sau này bị điên và bắt đầu mò đất cát rồi lượm lặt những thứ bẩn thỉu để ăn... chết trong bệnh tật mà k ai biêt vì dân làng sợ k dám đến gần.... vậy nên mình khuyên mn ai đã bươc chân vào cánh cửa huyền thuật thì đừng nên sử dụng thuật vào mục đích bất chính, hại người....không thì hậu họa nhận phải khôn lường... đừng thấy cái lợi cho mình trc mắt mà dẫm đạp lên nhân tâm.. đánh đổi cả lương trj của mình để rồi cuối đời nghiệp đổ dồn chết trong đau khổ... và cái nghiệp này sẽ còn kéo đến cả bao kiếp sau... thực đáng thương tâm lắm...!!!
Hắc liên hoa xưa kja thực ra là một trường phái đạo thuật rất tốt... tuy nhiên thì t/g trở lại gần đây những người tâm địa xấu bên trường phái này đã làm hình ảnh của nó trở nên "tà" trong mắt nhiều người... Trước kia bên hắc liên hoa vẫn có vị tu đắc đạo thành phật mẫu cưỡi bông hoa sen đen bay vượt qua biển đông vù vù.... Vậy nên thành phật hay thành quỷ đều do tâm quyết định...
Sau đây là phần tham hiểu đôi chút về các hình phù của hắc liên hoa đạo để có thể thấy sự khác biệt so với các trường phái phù chú ở việt nam .
phù yếm phù phá đại hư
phù ponaga 
phù liên hoa thông giới

phù giải ngộ độc








Luận lý về thuyết số phận

Số phận là gì ?
số phận không là gì cả, chỉ đơn thuần là số phận .Trong cuộc sống này vì sao có số phận??? vì số phận bao trùm lên tất cả, số phận quyết định mọi thứ .
Tại sao con người lại thống trị muôn loài??? Đó là số phận của họ ,tất cả đều diễn ra theo số phận. Có người cho rằng chúa là tất cả ,nhưng thực ra không phải.
có những người có quyền năng ,sức mạnh lay chuyển càn khôn vì số phận cho họ như vậy.

Hình ảnh có liên quan

Tất cả đều do số phận quyết định họ là như vậy ,tất cả mọi việc mọi vật mọi thứ trên đời này đều do số phận chi phối .
Như một mê cung của sự rắc rối , đừng suy nghĩ lệch đi làm sai rồi nói do số phận vậy là không đúng .
có những người không tin số phận vì họ cho rằng số phận là do họ quyết ,mọi điều là do họ làm ,họ nghĩ .nhưng thực ra số phận đã quyết họ phải như vậy , phải k tin vào số phận phải chống đối với ý nghĩ rằng họ có thể tự quyết cuộc đời mình , hay cho cho là số phận nằm trong tay ta .
thực tế số phận đã vạch ra tất cả, ta chỉ việc đi theo những chỉ dẫn mà thôi.những gì diễn ra trong quá khứ, hiện tại hay tương lai đều là 1 màn kịch ,ta chỉ là con rối trong nhà hát được điều khiển .
Thế nên ta phải để trái tim bình thản giữa cuộc đời xoay chuyển ,mọi chuyện đến rồi đi đối với ta chỉ do số phận sắp đặt ,nên biết chấp nhận với thái độ thanh thản hiển nhiên …..
mọi chuyện như hữu hình còn tâm ta là vô hình là hư không. Hãy để chúng đi qua ta và đừng tác động.

Hoàng Cơ và luận học cơ bản

Giao tiếp với người nhẹ nhàng đằm thắm , tôn trọng chú ý đến người.
luôn luôn lắng nghe người khác thật kỹ, nghe cho hết ý .
luôn cần biết cười , cười nhẹ nhàng không thô kệch ,vui mừng khi gặp người .
phải nhớ kỹ tên người mới gặp
Để giao tiếp tốt nên đặt câu hỏi mà họ say mê trả lời , nghe chăm chú và khuyến khích họ nói về họ, nói với họ về sở thích hoài bão của họ
nếu muốn họ cư xử với mình ra sao thì phải cư xử với họ như vậy.
phải làm cho họ thấy cái quan trọng của họ ,khen họ thật hay ,người ta ai cũng thích được khen mà.
“oán không bao giờ diệt được oán ,chỉ có tình thương mới diệt được nó “
thỉnh thoảng phải biết nhịn người, hãy để họ thoả cái tôi của họ ,đừng cố hơn người hãy cho người thắng .
cách duy nhất để tránh cuộc tranh luận là tránh nó đi
ta khôn hơn họ nhưng đừng để họ biết ta hơn họ

Hình ảnh có liên quan

Hủy diệt người chỉ cần một câu, xây dựng người lại mất ngàn lời, xin bạn "đa khẩu hạ lưu tình".
.Người cuồng vọng còn cứu được, người tự ti thì vô phương. Chỉ khi nhận thức được mình, hàng phục chính mình, sửa đổi mình, bạn mới có thể thay đổi người khác.
Chúng ta đừng làm họ nổi giận , thật sự không tốt ,phải tôn trọng ý kiến họ ,đừng bao giờ chê bai ai cả
ta luôn cao thượng phải biết tự nhận lỗi dù chỉ lỗi nhỏ hay không có
Những lời ngọt ngào sẽ chiếm lấy trái tim họ và đo trái tim họ .
lời ngọt ngào dễ đi sâu vào lòng người ,muốn đi xa phải đi từ nơi gần
thánh nhân muốn tỏ đức với thiên hạ bao giờ cũng hạ mình thấp xuống và muốn tiến trước thiên hạ bao giờ cũng lùi lại sau.
phải để người tin rằng họ hành động hoàn toàn theo sáng kiến của họ .đừng bắt họ vân lời ta hãy xin họ hợp tác với ta họ hành động là tự ý họ
phải biết mình nói gì họ sẽ trả lời mình ra sao
nói đúng lúc nói điều mình cần nói coi trạng thái họ rồi nói
ai cũng muốn được người khác quan tâm, ta tỏ ý quan tâm với những ước vọng của họ
Muốn khuyên giải hãy nói ngụ ý cho họ thấy lỗi của họ đừng nói thẳng quá
trước khi chỉ trích ai đó hãy tự thú nhận khuyết điểm của mình nữa
phải giữ thể diện cho họ vì ai cũng có lòng tự ái cả
khen cái tốt trong họ, cho họ 1 thanh danh rồi họ sẽ gắng sức xứng đáng với danh hiệu đó
làm cho họ sung sướng vui vẻ khi làm công việc ta giao
đừng ra lệnh bắt họ làm gì mà hãy đặt câu hỏi khuyên bảo họ nên làm gì
Nói năng nên tránh tánh châm chọc, đừng gây thương tổn, đừng khoe tài cán, đừng vạch lỗi người, nhờ đó, biến thù thành bạn.
Biết đứng ở góc độ của người khác để nghĩ cho họ thì đó là từ bi.
Khi tay bạn nắm chặt một vật gì mà không buông xuống, thì bạn chỉ có mỗi thứ này. Nếu chịu buông xuống, bạn có cơ hội chọn lựa những thứ khác. Người chấp khư khư quan niệm của mình, không chịu buông thì trí huệ chỉ đạt được ở một mức độ nhất định.
Người khác có thể làm trái nhân quả, tổn hại chúng ta, đánh chúng ta, phỉ báng chúng ta. Chúng ta đừng vì thế mà oán hận họ. Vì chúng ta cần giữ tâm thanh tịnh và bản tánh hoàn chỉnh.
Người chưa từng cảm nhận sự đau khổ hoặc khó khăn thì khó cảm thông người khác. Muốn học tinh thần cứu khổ, cứu nạn thì trước hết phải chịu đựng được khổ nạn.
Hao tổn tâm lực để chú ý người khác sao bằng dành chút tâm lực phản tỉnh bản thân?
Sống một ngày là có diễm phúc của một ngày, nên phải trân quý. Khi tôi khóc vì không có giày để mang thì tôi lại phát hiện ra có người còn không có chân để đi giày.
Lo thắng người thì loạn, lo thắng mình thì bình.
Hiểu người là khôn, hiểu được mình mới là khôn thật sự.

Quy định của bổn giáo về việc nhận đồ đệ ( Hoàng Cơ Giáo )


Hình ảnh có liên quan

Nếu muốn là đệ tử để được truyền thụ đạo lý , đạo thuật phải trải qua những thử thách khác nhau , kiểm nghiệm thực tâm của mỗi người , sau khi đã trải qua quá trình kiểm tra và được chọn , mỗi đệ tử sẽ được truyền dạy.

Trưởng môn nhân sẽ lựa chọn ra 5 người có đạo hạnh thâm sâu để truyền dạy những đạo thuật huyền bí , dựa vào đó mà có tên gọi kim thiền và thanh y .
Kim thiền là những đệ tử được học huyền thuật , thanh y là những đệ tử chỉ được  truyền dạy đạo lý và võ công giử thân thể tráng kiện .

Từ 5 kim thiền sẽ chọn ra một người tinh tấn nhất để đảm đương nhiệm vụ trưởng môn giử giáo cho hậu thế , 4 người còn lại là tứ hộ pháp .
vị kim thiền sau khi làm trưởng môn kế vị sẽ không được nhận bất kỳ ai làm đồ đệ nữa ,chỉ chuyên tâm tu luyện và truyền dạy cho đệ tử đã nhận trước đó, ngược lại tứ đại hộ pháp sẽ được nhận bất kỳ ai để truyền dạy đạo lý khai thông nhân sinh thống khổ giải thoát bể mê cho hậu thế .
việc nhận đệ tử của 5 vị kim thiền để đồ đệ nhận truyền pháp lực phải có được bẩm cáo với thiên địa và trưởng môn , để được điểm lực điểm đạo .

Một giáo phái không tụ không hội , một giáo phái không cần số lượng người biết chỉ cần mọi người có duyên  được khai sáng  ; là đạo huyền thuật nên rất dè chừng trong việc truyền bá rộng rãi , 5 kim thiền sau khi được phong bản nhận sắc lệnh sẽ quy ẩn nơi ít người biết đến , các thanh y khác sau khi nắm rỏ chân lý được khai mở trí tuệ , không còn u mê  , tâm tính vững đạo lý sẽ tự mình một hướng đi khai sáng cho đời  .

Đạo Hoàng lược giải



Kết quả hình ảnh cho tranh vẽ đức tổ thái thượng lão quân

Hư vô là gì ?

Hư vô được xem là đích đến  của người học đạo , chỉ trạng thái thoát tâm thức . Trạng thái an tịnh tuyệt đối .


Hư vô ở đâu ?


Hư vô có thể chứng nghiệm được ngay trong xác thân này, trong thế giới này, trong cuộc sống hiện tại này, nghĩa là bất cứ trong giây phút nào con người không khởi tâm điên đảo, phân biệt chấp trước đối với cuộc sống, xa lìa được mọi xấu , không còn chấp cái tôi, cái của tôi và cắt đứt được cội nguồn tâm ý tham lam, sân hận và si mê là tâm hồn được thanh thản, tự do, tự tại, thì ngay giây phút đó tâm trí bình an rồi bước một bước nữa đến tâm tĩnh  là hư vô .

Hình ảnh có liên quan


Đức Hoàng có những lời dạy gì ?


Sự Thật Về Khổ:

Đây là sự thật về khổ kinh qua các vấn đề của đời sống, qua sinh, già, bệnh, chết, mong ước mà không được toại nguyện, thương yêu nhau mà phải chia lìa nhau, ghét nhau mà cứ phải gặp nhau và thân tâm thay đổi bất thường.


Dù chúng ta có chối bỏ đến đâu đi nữa, thân này rồi một ngày sẽ già nua, bệnh hoạn và chết đi. Dù ta có tìm quên lãng trong những thú vui bao nhiêu đi chăng nữa, thì sự có mặt của tham luyến, giận hờn, thù ghét, lo âu, bối rối và căng thẳng vẫn còn tồn tại.


sự trói buộc ấy nằm ngay trong tâm của mỗi người chúng ta, chúng ta bị trói buộc vì lòng ái dục, cố chấp vào quan điểm và ý kiến của mình, mê tín tin rằng những lễ nghi, hình thức bên ngoài có khả năng diệt được khổ đau, và nhất là cố chấp vào một cái tôi thường hằng, bất biến. Chúng ta lăn theo bánh xe khổ đau vì ta đeo theo nó, và chúng ta đeo theo nó cũng chỉ vì vô minh của mình.

Kết quả hình ảnh cho tranh vẽ đức tổ thái thượng lão quân

Sự Thật Về Dứt Khổ:

sau khi con người đã diệt trừ và chấm dứt được ái dục, nguồn gốc của mọi khổ đau. Đó gọi là sự thật về sự chấm dứt khổ, là về hư vô .


Nếu ai giải thoát được mọi trói buộc đau khổ bằng cách không khởi tâm điên đảo, phân biệt chấp trước đối với cuộc sống, thì người đó sẽ đạt được hư vô  ngay trong cuộc sống này.


Tại sao phải vượt lên trên cả Thiện và Ác?

Tại vì hành động thiện tạo ra thiện nghiệp, hành động ác tạo ra ác nghiệp, cả hai đều gây nhân tái sinh để hưởng phước báo tốt hoặc chịu quả báo xấu, cũng như sợi dây xích dù có bằng vàng thì cũng trói buộc chúng ta mà thôi.

Còn có hành động, dù là hành động ác hay hành động thiện, thì vọng tâm còn bay nhẩy, dòng suy nghĩ còn miên man không dừng, vòng luân hồi còn tùy theo nghiệp thiện ác mà trôi lăn miên viễn.




Nghiệp là gì?

Nghiệp là hành động hay việc làm có chủ tâm hay cố ý (tác ý). Tất cả các hành động có tác ý, dù là hành động thiện hay không thiện, dù biểu hiện qua thân, miệng hay ý đều tạo Nghiệp.
Chúng ta gặt hái những gì chúng ta đã gieo trồng. Hành động lành cho chúng ta những quả tốt đẹp. Hành động ác khiến chúng ta chịu lấy quả khổ đau. Đó là luật Nhân quả.


Dòng nhân quả diễn biến liên tục trong thời gian: quá khứ, hiện tại, và vị lai mà không bị giới hạn trong hiện tại. Do dó, có những quả báo đến ngay sau khi gây nhân, và cũng có những quả báo sẽ đến sau một thời gian, dài hay ngắn, tùy theo nghiệp nhân mạnh hay yếu.




Đức Hoàng thánh tổ với trí tuệ sáng chói sao Ngài không cứu độ hết chúng sanh thoát khỏi các cảnh khổ, nỗi chết?


Đức Hoàng thánh tổ là người có lòng nhân ái . Ngài xót thương nhân loại bằng sự bình đẳng tuyệt đối , ngài không phải là đấng toàn năng có khả năng ngăn thiên tai như bão lụt, động đất, sóng thần..v..v.. hay đáp ứng tất cả lời cầu xin của mọi người để mọi người không khổ đau hay dùng thần thông đưa chúng sinh về nơi mà họ cảm thấy là thiên đàng.


Ngài là người đã ngộ đạo , Ngài thấu rõ tất cả, toàn diện và vô bờ bến, thấu rõ mọi liên hệ nhân duyên và nhân quả ba đời của tất cả chúng sinh, nhưng chính ngài không thể làm những điều trái với luật thiên nhiên , luật nhân quả , luật đào thải của tạo hóa được.

Ngài là vị Đạo sư đã tự mình tìm ra được con đường giải thoát qua kinh nghiệm bản thân, không phải là hiện thân hay hóa thân của một đấng thần linh nào. Ngài là một người như chúng ta, nhưng chính nhờ tự lực cá nhân, tìm ra được con đường giải thoát.


Ngài là người chỉ đường dẫn lối cho chúng ta tu hành, Ngài không thể tu thay cho chúng sinh mà con người phải tự mình tu mới giải thoát . Ngài khuyên chúng ta nên nương tựa vào chính chúng ta và đi theo con đường giải thoát bằng nỗ lực của chính chúng ta.


Ngài không thể chuyển được nghiệp của chúng sinh, mà chỉ có thể từ bi chỉ dạy chúng sinh tự mình nỗ lực để thay đổi cuộc đời của mình. Có người vừa mới sinh ra đã mù cả hai mắt, tuy ở trong ánh sáng mặt trời mà không thấy được ánh sáng mặt trời như thế nào. Côn trùng sống dưới đất và những vi sinh vật ở nơi tối tăm, tuy cũng trực tiếp hay gián tiếp cảm nhận được ánh sáng mặt trời, nhưng chúng không thể biết được lợi ích của ánh sáng mặt trời là thế nào.


Cũng như mỗi người ai cũng muốn độ háo hết chúng sanh nghĩa là đem ngọn đèn trí tuệ đi khuyên nhủ chúng sinh . Nhưng nếu chúng sinh không chịu vâng theo lời dạy mà tu hành , bản thân cứ tiếp tục làm chuyện ác, thì họ phải lãnh quả báo (quy luật nhân quả ) , không có bất cứ đấng toàn năng nào xóa bỏ được nghiệp cho họ được .


Chữ “độ” không có nghĩa là “cứu rỗi”, mà có nghĩa là giáo hóa, để cho chúng sinh biết được Chân Lý, mà tự tu, tự độ.


Khi Đức Hoàng thánh tổ còn tại thế, ngoài điều Ngài nói không thể chuyển nghiệp của chúng sinh được, Ngài cũng nói là không thể độ thoát cho những chúng sinh mà Ngài không có duyên độ họ.


Người không có duyên là người không tin vào đạo , không tin nhân quả, không muốn được hóa độ.
Đức Hoàng thánh tổ , tuỳ căn cơ cao thấp mà dìu dắt chúng sinh, chúng sinh nào hiểu biết thì giảng cao, người mê mờ thì giảng thấp từ tu thiện, tu phúc, đến tự thanh tịnh tâm. Vì vậy nói là ngài độ chúng sinh nhưng thực ra là chúng sinh tự độ nếu không thì làm trái với quy luật nhân quả.


Nói tóm lại, đức Hoàng thánh tổ là một vị Thầy dẫn đường sáng suốt, một vị thầy thuốc tài giỏi, nhưng chúng sinhphải tự mình cất bước lên mà đi thì mới tới đích, có bệnh phải uống thuốc mới hết bệnh, tức là tự học, tự tu, tự độ. Ngài không thể làm trái luật Nhân Quả, không thể uống thuốc giùm khiến người đau hết bệnh, không thể ăn giùm khiến người đói được no.


Đức Hoàng thánh tổ chỉ có thể khuyên bảo, truyền dạy chúng sinh bỏ ác làm thiện, trí tuệ là quan trọng bậc nhất của đạo Hoàng . Trí tuệ này xuất hiện khi bản thân người học đạo hành trì các pháp môn tu để thanh tịnh tâm .


Dụng tâm thế nào ?


Lấy tâm sai khiến vật không để vật sai khiến tâm tuy làm việc cực nhọc nhưng tâm không ảnh hưởng , tâm chủ hướng không để ngoại cảnh hay nội dục tác động đến tâm.
khen chê chẳng dộng lòng vui buồn không sanh tâm.